Tầng lớp trung lưu trở thành động lực tăng trưởng kinh tế tiêu dùng bền vững của Trung Quốc

11:04 09/01/2022

Nâng cao và duy trì thu nhập của tầng lớp trung lưu là yếu tố cần thiết để Trung Quốc giữ vững một nền kinh tế tiêu dùng bền vững.

Sự thành công hay thất bại của mục tiêu tăng gấp đôi nền kinh tế Trung Quốc vào năm 2035 phụ thuộc vào khả năng tăng dân số và tiêu dùng của tầng lớp trung lưu
Sự thành bại của mục tiêu tăng gấp đôi nền kinh tế Trung Quốc năm 2035 phụ thuộc vào khả năng tăng dân số và tiêu dùng tầng lớp trung lưu. (Ảnh: Bloomberg) 

Năm ngoài, nước này công bố GDP bình quân đầu người gần 10.500 USD với khoảng 400 triệu người hiện thuộc tầng lớp trung lưu. Không chỉ là quốc gia thương mại lớn nhất thế giới, Trung Quốc hiện là nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài tích cực nhất. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng sử dụng số vốn cao dẫn đến tin tưởng quá mức đối với ngành bất động sản khổng lồ. Trên thực tế, bất động sản từng mang lại khối lượng lớn việc làm, lợi nhuận ngân hàng và là nguồn tài chính cho chính quyền địa phương. Thế nhưng khi mọi sự đổ vỡ, Trung Quốc không thể tránh được tổn hại kinh tế lên mọi lĩnh vực. 

Trong số ba "chiến mã" của kinh tế Trung Quốc gồm thương mại, đầu tư và tiêu dùng, triết lý mới của đất nước này là gắn chặt động lực thịnh vượng chung cho hai lĩnh vực phía sau. Nước này từng là công xưởng của thế giới, đáp ứng nhu cầu nguồn cung toàn cầu. Nhưng trong bối cảnh hoạt động thương mại phát triển, phục hồi tiêu dùng vẫn chậm chạp với tổng mức tiêu thụ gần như không đổi trong hai năm qua. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế sẽ gặp nhiều thách thức, sự can thiệp của chính phủ vào thị trường tư nhân có thể làm đảo lộn mọi trình tự.

Cách tiếp cận của chính phủ Trung Quốc đối với động lực công nghệ nhà nước cũng không mang lại kết quả như mong đợi. Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ đạt được 70% độc lập về chip như một phần của kế hoạch "Sản xuất tại Trung Quốc 2025". Năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu nhiều chip hơn cả dầu và quặng sắt cộng lại. Nước này ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào hàng nhập khẩu và đang làm cạn kiệt nguồn cung toàn cầu. 

Chìa khóa của nền kinh tế tiêu dùng bền vững hiện nay là thu nhập cao cao của tầng lớp trung lưu dự kiến tăng từ 400 đến 500 triệu người trong thời gian tới. Đây là nhóm đối tượng song hành cùng đô thị hóa, mua nhà, mua xe, sử dụng dịch vụ như giao hàng, du lịch và đóng góp lao động công nghiệp. Họ không chỉ là động lực thúc đẩy tiêu dùng mà còn là sức mạnh đằng sau quá trình công nghiệp hóa của nước nhà. Đời sống của hàng trăm triệu người này sẽ quyết định liệu Trung Quốc có thể thành công tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế năm 2035. 

TL