Khung cảnh ảm đảm của ngành công nghiệp trò chơi điện tử sau đợt bùng nổ trong thời kỳ đại dịch

11:24 08/08/2022

Những gã khổng lồ về trò chơi điện tử của thế giới đã chứng kiến ​​doanh số bán hàng của họ sụt giảm trong quý thứ hai. Một số nguyên nhân được chỉ ra là do tình trạng thiếu chất bán dẫn cùng các lệnh nới lỏng hạn chế khiến mọi người không còn sử dụng các thiết bị giải trí ở nhà và thay vào đó là hướng tới các hoạt động ngoài trời.

Một game thủ chơi trên máy chơi game Playstation 5 của Sony tại nhà riêng ở Seoul.

Máy chơi game Playstation 5 của Sony.

Trong quý II, Microsoft, Sony và Nintendo từng công bố kết quả đáng thất vọng về mảng kinh doanh trò chơi của họ. Các con số phản ánh chi tiêu thu hẹp của người tiêu dùng cho trò chơi điện tử. Theo Công ty nghiên cứu thị trường NPD, người Mỹ đã chi 12,4 tỷ USD cho trò chơi trong quý II, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Một số nguyên nhân được chỉ ra là do tình trạng thiếu chất bán dẫn cùng các lệnh nới lỏng hạn chế khiến mọi người không còn sử dụng các thiết bị giải trí ở nhà và thay vào đó là hướng tới các hoạt động ngoài trời.

Sony báo cáo doanh số bán hàng mảng chơi game của mình đã giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi lợi nhuận hoạt động giảm gần 37%. Công ty cũng đưa ra một triển vọng ảm đạm, cắt giảm 16% dự báo lợi nhuận cả năm.

Mọi người đang dành ít thời gian hơn để chơi trò chơi và nhiều thời gian hơn để đi ra ngoài. Tổng thời gian chơi trò chơi trong số người chơi PlayStation đã giảm 15%, thấp hơn nhiều so với dự báo ban đầu của công ty.

Đà tăng trưởng không còn được như trước

Trò chơi là một trong những lĩnh vực được hưởng lợi lớn từ đại dịch Covid, các công ty kinh doanh về mảng trò chơi điện tử đã chứng sự tăng trưởng gấp bội khi người tiêu dùng dành nhiều thời gian hơn để thư giãn tại nhà.

Nhưng với thói quen chi tiêu của người tiêu dùng thay đổi sau khi các lệnh nới lỏng được đưa ra và lạm phát đang tăng mạnh hơn bao giờ hết, điều đó khiến ngành này đang bị ảnh hưởng tiêu cực. 

Tại Microsoft, tổng doanh thu từ mảng game giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số bán máy chơi game Xbox của công ty giảm 11%, trong khi doanh thu từ dịch vụ và nội dung trò chơi giảm 6%.

Activision Blizzard, nhà phát hành trò chơi được Microsoft mua lại, đã báo cáo lợi nhuận ròng giảm 70% và doanh thu giảm 29%. Ubisoft, công ty đứng sau trò chơi điện tử Assassin’s Creed, đã giảm 10% lượng đặt trước.

Michael Pachter, Giám đốc điều hành tại Công ty đầu tư Wedbush Securities, cho biết, những con số đáng thất vọng phần lớn là do so sánh với “hiệu suất vượt trội” một năm trước. Nói cách khác, các công ty khó có thể duy trì những con số cao ngất ngưởng mà họ đã đạt được vào năm 2021.

Pachter nói với CNBC: “Những con số tăng trưởng kỷ lục trong thời gian qua diễn ra khi mọi người dành thời gian ở nhà để tránh lây lan Covid-19. Thê nhưng những con số hiện giờ khó có thể so sánh được với khoảng thời gian trên, và sự sụt giảm chúng ta thấy được dường như có thể dễ dàng dự đoán trước được". 

Electronic Arts là một trong những công ty hiếm hoi vượt qua sự "chững lại" của mảng game, họ công bố lợi nhuận tăng 50% và tăng trưởng doanh thu 14%.

Tình trạng thiếu nguồn cung nguyên liệu để xản xuất

Nintendo đã chứng kiến ​​lợi nhuận hoạt động giảm 15% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6. Công ty đứng sau nhượng quyền thương mại Super Mario cho rằng, hiệu suất yếu kém là do sự thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu, có nghĩa là họ không thể sản xuất và bán nhiều máy chơi game Switch như họ muốn.

Nintendo đã bán được 3,43 triệu chiếc máy chơi game Switch trong quý 2, giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi doanh số phần mềm giảm 8,6% xuống còn 41,4 triệu chiếc.

Sony đã bán được 2,4 triệu máy chơi game PlayStation 5 trong quý này, cao hơn một chút so với con số 2,3 triệu máy được bán cùng kỳ năm trước. Công ty đang hy vọng việc dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa tại trung tâm sản xuất quan trọng là Thượng Hải và doanh số bán hàng trong mùa lễ hội sẽ giúp họ đạt được mục tiêu xuất xưởng 18 triệu chiếc PS5 vào năm 2022.

Pachter nói: “Việc chậm nguồn cung phần cứng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn lớn nhất. Những hạn chế về nguồn cung đã khiến doanh số bán PlayStation và Switch đã bị ảnh hưởng". 

Xu hướng làm việc từ xa cũng gây ra sự chậm trễ cho các bản phát hành trò chơi mới, hạn chế số lượng trò chơi mà mọi người muốn mua. Ví dụ, Microsoft đã trì hoãn việc phát hành tựa game khoa học viễn tưởng Starfield rất được mong đợi của mình cho đến đầu năm 2023, trong khi Ubisoft đẩy lùi việc ra mắt trò chơi dựa trên bộ phim ăn khách Avatar.

Điều gì sẽ xảy ra sắp tới

Giá cả mọi thứ tăng vọt, từ khí đốt đến các mặt hàng tạp hóa và lo ngại về một cuộc suy thoái sắp xảy ra có thể gây thêm rắc rối cho lĩnh vực này.

Theo dữ liệu từ Ampere Analysis, thị trường trò chơi và dịch vụ toàn cầu được dự báo sẽ giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 188 tỷ USD vào năm 2022, mức giảm hàng năm đầu tiên trong hơn một thập kỷ qua.

Piers Harding-Rolls, Giám đốc nghiên cứu tại Ampere, nói với CNBC: “Chi phí sinh hoạt tăng cao đồng nghĩa với áp lực gia tăng lên ngân sách hộ gia đình".

Harding-Rolls nói thêm: “Cũng có thể có thêm một số áp lực về chi tiêu trong trò chơi cao khi các game thủ điều chỉnh chi tiêu tùy ý của họ”.

Một số công ty đang đặt cược việc thúc đẩy các sản phẩm đăng ký sẽ giúp chống lại tác động của việc giảm doanh số trò chơi.

Theo Microsoft, sự tăng trưởng trong mảng kinh doanh dịch vụ đăng ký trò chơi điện tử  Xbox Game Pass của công ty đã làm giảm bớt nhu cầu về máy chơi game. Mặc dù Microsoft không cung cấp số lượng người đăng ký cập nhật cho dịch vụ, nhưng tính đến tháng 1, họ đã có tổng cộng hơn 25 triệu người đăng ký.

Sony gần đây đã cải tiến dịch vụ đăng ký PS Plus của mình và hy vọng động thái này sẽ giúp họ cải thiện doanh thu sau sự đi xuống gần đây trong hoạt động chơi game. Theo báo cáo hàng quý của Sony, tổng số người đăng ký PS Plus đạt 47,3 triệu, giảm nhẹ so với quý trước.

Lyly