
Tại sao công ty chip lớn của Đức cắt quan hệ với Huawei?
Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy chiến dịch tấn công chống lại công ty công nghệ lớn của Trung Quốc do Mỹ phát động đang bắt đầu chặn đi nguồn cung chip cho Huawei từ công ty ngoài bên giới Mỹ.
Ảnh: Economist
Hãng sản xuất chip của Đức Infineon Technologies mới đây đã ngừng giao một số đơn hàng cho công ty Huawei Technologies, theo 3 người có nguồn tin thân cận với vụ việc được Nikkei trích đăng. Đây là dấu hiệu đầu tiên cho thấy chiến dịch tấn công chống lại công ty công nghệ lớn của Trung Quốc do Mỹ phát động đang bắt đầu chặn đi nguồn cung chip cho Huawei từ các công ty bên ngoài bên giới Mỹ.
Hãng sản xuất chip của Đức xác nhận với Nikkei rằng công ty đang ngừng giao hàng có xuất xứ từ Mỹ để tuân thủ với quy định mới. Tuy nhiên, công ty cho biết phần lớn sản phẩm mà công ty cam kết cung cấp cho Huawei trước đó không chịu ảnh hưởng bởi quy định hạn chế xuất khẩu của Mỹ và việc xuất khẩu sẽ vẫn được tiếp diễn.
Quyết định của Infineon về việc ngừng xuất hàng Mỹ được đưa ra sau khi Bộ Thương mại Mỹ trong tuần trước đã cảnh báo Huawei và đưa công ty này vào danh sách xem xét, theo đó các công ty Mỹ sẽ phải cần đến giấy phép nếu muốn bán hàng cho công ty Trung Quốc này. Những công ty ngoại sử dụng tỷ lệ nhất định công nghệ Mỹ cho sản phẩm bán cho Huawei cũng phải chịu lệnh giới hạn tương tự, theo luật sư chia sẻ với Nikkei Asian Review.
Một trong những nguồn tin chia sẻ: “Infineon quyết định đưa ra biện pháp đầy thận trọng và ngừng giao hàng. Thế nhưng Infineon sẽ có các cuộc gặp trong tuần này nhằm thảo luận về tình hình và đánh giá nói chung”.
Nguồn tin khác cho rằng hãng sản xuất chip muốn tránh nhiều vấn đề tiềm tàng khi hãng đánh giá về các yêu cầu tuân thủ. Hiện chưa rõ việc ngừng giao hàng của Infineon chỉ được áp dụng tạm thời và liệu hãng có tiếp tục làm ăn kinh doanh với Huawei sau khi làm rõ các vấn đề pháp lý.
Hãng sản xuất chip của Đức cho biết hãng đã nhanh chóng điều chỉnh chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo các điều kiện giao hàng: “Chúng tôi đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm kiểm soát những thay đổi trong khung pháp lý tại các thị trường của chúng tôi, vì vậy chúng tôi có thể thích ứng với chuỗi cung ứng toàn cầu. Chúng tôi có thể thay đổi hoạt động vận chuyển hàng bất cứ khi nào cần thiết”.
Dù doanh số bán hàng của Infineon chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong doanh thu hàng năm của Huawei, tương đương khoảng 2%, theo tính toán của Goldman Sachs, quyết định của công ty Đức sẽ có thể gây ra nhiều tác động lên hãng công nghệ Trung Quốc. Giờ đây, nguồn cung cấp linh kiện cho các thiết bị viễn thông và hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh của hãng đang bắt đầu giảm đi.
Trung Mến
- Những ý kiến tâm huyết trước thềm Đại hội Đại biểu toàn quốc VINASME
- Tổng cục Hải quan: Áp dụng chế độ ưu tiên cho các doanh nghiệp
- Quảng Ngãi cần đẩy mạnh liên kết vùng, tạo đột phá để phát triển
- Kiến nghị giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phục hồi và phát triển
- Thống đốc NHNN: Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gặp khó không phải do ngân hàng
Cùng chuyên mục


Mỹ: Chiến lược giữa nhiệm kỳ của Tổng thống Biden được chú trọng

Lầu Năm Góc quan ngại về vụ tấn công nhằm vào nhân viên Mỹ tại Iraq

Bộ Quốc phòng Mỹ huỷ hợp đồng đám mây 10 tỷ USD với Microsoft

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng trả lời hơn 1,5 triệu câu hỏi của người dân

Tổng thống Putin: Quan hệ Nga-Trung đang ở mức cao chưa từng có
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?