T&T Group đột phá trong phát triển các dự án năng lượng tái tạo
- Doanh nghiệp
- 15:14 06/01/2021
DNHN - Năm 2020, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do tác động bởi dịch bệnh, thiên tai nhưng Tập đoàn T&T Group của doanh nhân Đỗ Quang Hiển vẫn triển khai một loạt các dự án năng lượng tái tạo với kỳ vọng bắt kịp xu thế tương lai, tạo giá trị
Từ chiếc lò xo mang tên T&T Group…
Liên tiếp đưa 4 nhà máy điện mặt trời hòa lưới điện quốc gia với tổng công suất lên tới 245 MWp – đó là con số ấn tượng mà T&T Group của doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã thực hiện trong năm bản lề 2020. Thế nhưng, rất ít người biết được, để cán đích con số 245 MWp ấy, T&T Group đã dành rất nhiều năm để chuẩn bị và sẵn sàng cho “sân chơi” mang tên năng lượng. Nhiều chuyên gia cho rằng, giống như một chiếc lò xo bị nén lâu ngày, 2020 chính là thời điểm doanh nghiệp của “bầu Hiển” bật lên mạnh mẽ.

Không phải tới năm 2020, T&T Group mới bắt đầu bước chân vào địa hạt năng lượng. Trước đó, Tập đoàn này đã có thời gian dài nghiên cứu thị trường, chuẩn bị các bước đi bài bản, sẵn sàng đón đầu khi cơ hội tới. Từ 10 năm trước, bám sát chủ trương của Chính phủ, T&T Group đã bắt tay vào việc hoạch định chiến lược cho sân chơi khi đó vẫn còn rất mới mẻ. Vào thời điểm đó, theo “Quy hoạch tổng thể Phát triển năng lượng tái tạo”, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020, sản lượng điện tái tạo chiếm khoảng 5% tổng nguồn điện, trong đó sẽ ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo theo hướng thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời…
Trong đó, tiềm năng về năng lượng mặt trời của Việt Nam tương đối phong phú, với ánh nắng trung bình hàng năm là 4,5 kWh/m2/ngày, trên toàn quốc. Đặc biệt, tiềm năng này ở các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ, nơi có tỷ lệ bức xạ ổn định quanh năm là rất lớn. Về năng lượng gió, tiềm năng của nguồn năng lượng này tại các khu vực với tốc độ gió là 3m/giây được đánh giá là 600 MW. Đây cũng được coi là hướng đi bền vững hơn trong bối cảnh các chuyên gia trong và ngoài nước liên tục đưa ra những cảnh báo về nguy cơ mất an ninh năng lượng từ các nguồn truyền thống khác.

Quá trình tích lũy và chuẩn bị các nguồn lực để tham gia lĩnh vực năng lượng của T&T Group được ví như một chiếc lò xo được nén lâu ngày và thực sự “bật tung” sau gần một thập kỷ. Từ đầu năm 2020, T&T Group đã đẩy mạnh quyết tâm phát triển năng lượng và cho thấy hướng đi đúng đắn, hiệu quả của một trong những lĩnh vực kinh doanh trọng điểm của Tập đoàn. Dấu ấn nổi bật nhất trong lĩnh vực này phải kể đến dự án nhà máy điện mặt trời Phước Ninh (tỉnh Ninh Thuận) khi công trình này chính thức khánh thành chỉ sau gần 4 tháng thi công xây dựng. Cuối tháng 6-2020, dự án đã chính thức đi vào hoạt động và hòa vào hệ thống lưới điện quốc gia, vượt kế hoạch 15 ngày. Với công suất 45 MWp, ước tính trung bình mỗi năm, dự án điện mặt trời Phước Ninh sẽ cung cấp cho ngành điện quốc gia khoảng 75 triệu kWh.
Đánh giá cao sự xuất hiện của T&T Group - nhà đầu tư giàu tiềm năng với ngành điện, Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng cho biết, với nhu cầu điện thương phẩm giai đoạn 2021-2025 dự báo tăng khoảng 8,5%/năm; mỗi năm Việt Nam cần bổ sung thêm khoảng 5.000-6.000 MW điện trong giai đoạn này. Dự án điện mặt trời Phước Ninh được đưa vào sử dụng thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ, các bộ ngành, của tỉnh Ninh Thuận cũng như Tập đoàn T&T Group đối với sự phát triển năng lượng tái tạo.
… đến chuỗi dự án liên tiếp hòa lưới điện quốc gia
Phước Ninh chỉ là dấu mốc đầu tiên trên con đường đua năng lượng của T&T Group. Đà tích lũy trong tròn một thập kỷ tiếp tục đưa T&T cán đích một loạt những cột mốc đáng tự hào. Ngay sau Phước Ninh, Tập đoàn còn khởi công liên tiếp các dự án điện mặt trời khác tại Ninh Thuận và Bình Thuận với tổng công suất khoảng 300 MWp.
Trong số này, đến cuối tháng 12/2020, tại Ninh Thuận 2 nhà máy điện mặt trời Thiên Tân 1.2 (có công suất 100 MWp) và Thiên Tân 1.3 (công suất 50 MWp) đã chính thức hòa vào lưới điện quốc gia. Tại tỉnh Bình Thuận, tháng 8/2020, T&T Group bắt đầu triển khai xây dựng dự án nhà máy điện mặt trời Hồng Liêm 3 với công suất 50 MW, và tới ngày 22/12/2020, nhà máy Hồng Liêm 3 hòa vào lưới điện quốc gia, góp phần cung cấp sản lượng điện lớn để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Như vậy, chỉ tính riêng trong năm 2020, T&T Group đã đưa vào vận hành 4 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 245 MWp. Trong các dự án này, T&T Group đều bắt tay hợp tác với các tổng thầu uy tín trong nước và thế giới, đảm bảo quy trình vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt, các nhà máy điện mặt trời được ứng dụng các công nghệ hiện đại bậc nhất trên thế giới, chất lượng vật liệu tốt, bền bỉ và thân thiện với môi trường như sử dụng các tấm pin quang điện, hệ thống Inverter chuỗi cho hiệu suất cao với hệ thống điều khiển tiên tiến, hiện đại.
Bên cạnh các dự án nhà máy điện mặt trời tại Ninh Thuận, Bình Thuận, Tập đoàn T&T Group cũng đang nghiên cứu, có kế hoạch triển khai hàng loạt dự án nhà máy điện gió ở các địa phương giàu tiềm năng trên khắp cả nước, với tổng công suất lên tới 530 MWp. Theo dự kiến, các dự án này sẽ hòa lưới điện quốc gia vào tháng 10/2021, góp phần đưa T&T Group trở thành “ông lớn” số 1 về đầu tư điện gió trong tương lai. Đồng thời, T&T Group đã hoạch định chiến lược phát triển các dự án năng lượng tái tạo, điện khí, cảng và trung tâm khí LNG đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045 phù hợp với chiến lược và quy hoạch năng lượng quốc gia.
“Qua theo dõi và tiếp xúc, tôi nhận thấy ông Đỗ Quang Hiển là một trong những doanh nhân đi đầu ủng hộ chính sách trên với các dự án năng lượng sạch đang được triển khai”, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định. Với các dự án năng lượng tái tạo hiện nay, T&T Group đã, đang và sẽ góp phần bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu. Về dài hạn, các dự án này sẽ đóng góp lớn vì mục tiêu ổn định an ninh năng lượng quốc gia, xây dựng nguồn năng lượng bền vững cho tương lai đất nước và mang lại lợi ích thiết thực cho cuộc sống của người dân.
PV
Tin liên quan
#T&T Group

T&T Group tạo đột phá trong phát triển các dự án năng lượng tái tạo
Năm 2020, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do tác động bởi dịch bệnh, thiên tai nhưng Tập đoàn T&T Group của doanh nhân Đỗ Quang Hiển vẫn triển khai một loạt các dự án năng lượng tái tạo với kỳ vọng bắt kịp xu thế tương lai, tạo giá trị bền vững cho doanh nghiệp. Trên thực tế, hướng đi này hoàn toàn phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước.

T&T Group khởi công dự án Khu dịch vụ - du lịch gần 4.500 tỷ tại Quảng Trị
Sáng 12/10/2020, tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group chính thức khởi công dự án Khu dịch vụ - du lịch Gio Hải với tổng vốn đầu tư hơn 4.470 tỷ đồng.

“Bầu Hiển" tiếp tục tiếp sức Hải Dương chống dịch
Chỉ ít ngày sau khi ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19 tại 3 tỉnh miền Trung, Tập đoàn T&T của Doanh nhân Đỗ Quang Hiển (hay vẫn còn gọi là Bầu Hiển) một lần nữa thể hiện trách nhiệm cộng đồng của mình khi tài trợ cho Hải Dương hệ thống máy xét nghiệm Realtime – PCR và máy tách chiết tự động để tiếp sức cho địa phương chống dịch.

T&T Group của “Bầu Hiển” đăng ký đầu tư hơn 700 triệu USD vào Thủ đô Hà Nội
Ngày 27/06, trong khuôn khổ hội nghị “Hà Nội 2020 - Hợp tác đầu tư và phát triển”, ông Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group đã thay mặt T&T Group nhận quyết định chủ trương đầu tư dự án Cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ. Dự án với tổng mức đầu tư 779,8 tỷ đồng (tương đương 33,5 triệu USD), đặt tại huyện Phúc Thọ, sẽ là cụm công nghiệp xanh, sạch, ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao, tiết kiệm năng lượng, không gây ô nhiễm môi trường với quy mô 41,7ha.

Tập đoàn T&T Group đầu tư 1.650 tỷ đồng xây dựng khu dịch vụ - du lịch tại Quảng Trị
Chiều ngày 10/6/2020, tại Hà Nội, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị đã trao giấy Chứng nhận đầu tư dự án Khu dịch vụ - du lịch Gio Hải cho Tập đoàn T&T Group.

Nhà máy điện mặt trời Phước Ninh sẽ chính thức vận hành từ tháng 06/2020
Ngày 2/3/2020, Công ty Cổ phần Công nghiệp Năng lượng Ninh Thuận (đơn vị thành viên của Tập đoàn T&T Group) đã ký hợp đồng tổng thầu EPC với liên danh đối tác Sharp-NSN để xây dựng Nhà máy điện mặt trời Phước Ninh (Ninh Thuận). Dự kiến khi đi vào hoạt động vào tháng 6/2020, nhà máy sẽ cung cấp cho lưới điện quốc gia khoảng 75 triệu kWh, với công suất 45MWp, gồm hệ thống các tấm pin năng lượng mặt trời và một trạm biến áp 40MVA.
Đọc thêm Doanh nghiệp
Viettel Post "giải cứu" nông sản thông qua sàn thương mại điện tử
Khác với cách “giải cứu” thông thường, Viettel Post sẽ ứng dụng công nghệ nhằm bán nông sản trực tiếp từ bà con đến người tiêu dùng thông qua sàn thương mại điện tử (TMĐT) Voso.vn, cũng như hệ thống logistics thông minh.
Linh hoạt nắm bắt nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản
Lý do chính khiến nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chọn đầu tư tại Việt Nam là tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm thuộc hàng tốt nhất trong khu vực, khiến quy mô nền kinh tế ngày một lớn, mức tiêu dùng của người dân cũng ngày một tăng.
Công ty của tỷ phú Ron Baron bán 1,8 triệu cổ phiếu Tesla dù giá tăng cao
Nhà đầu tư kiêm tỷ phú, Ron Baron đã bán 1,8 triệu cổ phiếu Tesla trong sáu tháng qua mặc dù tin rằng cổ phiếu sẽ tăng lên 2.000 USD trong 10 năm tới.
Các doanh nghiệp lớn ở Phú Thọ vừa sản xuất, vừa phòng chống dịch Covid-19
Tổng công ty Giấy Việt Nam và Công ty Cổ phần Supe phốt phát & Hóa chất Lâm Thao là hai trong số các doanh nghiệp lớn của tỉnh Phú Thọ vừa tích cực sản xuất kết hợp với phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả.
Nhà sản xuất đứng sau các mẫu xe điện nổi tiếng trên thế giới
Công ty Magna Steyr của Áo vốn được mệnh danh là 'Foxconn của ngành công nghiệp ô tô' đóng vai trò trung gian cho những gã khổng lồ công nghệ trong lĩnh vực xe cộ.
Kinh doanh hiệu quả nhờ Amazon
Kohl’s, chuỗi cửa hàng bán lẻ bách hóa của Mỹ được điều hành bởi Kohl's Corporation cho biết họ đã có thêm 2 triệu khách hàng mới vào năm 2020 nhờ Amazon.
Chất lượng nguồn nhân lực là động lực để doanh nghiệp Việt bứt phá
Nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững.
Alibaba quyết tâm đánh chiếm thị trường thực phẩm tươi sống online
Bước sang năm 2021, thị trường bước sang một giai đoạn mới, đó là tranh chấp “thương mại điện tử thực phẩm tươi sống”.
Samsung công bố kế hoạch đầu tư 17 tỷ USD vào xây dựng nhà máy chip
The Hill tiết lộ vào hôm Thứ Tư (3/3), Samsung, tập đoàn của Hàn Quốc, đã nộp đơn cho chính quyền tiểu bang Texas để xin mở nhà máy sản xuất các thiết bị bán dẫn, con chip, tại thành phố Austin.
Chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội trong 2 tháng đầu năm 20121 tăng 7,5%
Theo Cục thống kê thành phố Hà Nội, đa số các ngành sản xuất chế biến, chế tạo trên địa bàn Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay có chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng so với cùng kỳ năm trước.