Singapore tham gia cuộc đua SPAC mặc cho các nhà đầu tư đang 'đổ xô' sang Mỹ

09:40 05/04/2021

Các sàn giao dịch châu Á đang muốn tham gia vào sự bùng nổ các đợt chào bán công khai ban đầu của SPAC - công ty mua lại có mục đích đặc biệt, xu hướng đầu tư này vốn đang xảy ra ở Mỹ. Nhưng tất nhiên không phải ở bất cứ đâu cũng tạo ra "cơn sốt" tương tự.

Trung tâm SGX: Các sàn giao dịch chứng khoán Singapore và Hồng Kông vẫn đang tìm cách điều chỉnh SPAC, vốn đã thu hút rất nhiều tiền mặt của nhà đầu tư ở Mỹ

 Các sàn giao dịch chứng khoán Singapore và Hồng Kông vẫn đang tìm cách điều chỉnh SPAC.

SPAC là các tập đoàn mà các nhà tài trợ hoặc người quảng bá huy động vốn thông qua niêm yết trên thị trường chứng khoán. Sau đó, họ tìm cách mua lại hoặc hợp nhất với các công ty đang điều hành, điều này giúp họ có thể đưa ra công chúng nhanh hơn so với hình thức phát hành cổ phiếu như các công ty truyền thống. 

Theo dữ liệu từ Refinitiv, sự phổ biến của các phương tiện niêm yết như vậy đang dần tăng lên. Trong mười tuần đầu tiên của năm 2021, khối lượng IPO của SPAC trên toàn cầu - trong đó chủ yếu là ở Mỹ đã đạt 76,7 tỷ USD, chỉ kém 2,5 tỷ USD cho cả năm 2020.

Làn sóng SPAC cũng "chảy" một ít vào thị trường châu Á. 6 SPAC tập trung vào châu Á đã huy động được tổng cộng 2,7 tỷ đô la cho đến nay..

Và một số công ty khởi nghiệp châu Á đáng chú ý được coi là mục tiêu tiềm năng cho các SPAC, bao gồm siêu ứng dụng Grab của Singapore, đối thủ Gojek của Indonesia và gã khổng lồ thương mại điện tử Tokopedia, cũng đến từ Indonesia. Tất cả đều được SPAC khoanh vùng.

Nhưng so với Mỹ, châu Á vẫn được coi là mảnh đất kém màu mỡ hơn cho các SPAC. Các nhà tài trợ cho biết tại đây các yêu cầu đưa ra phức tạp, các quy trình kiểm tra của các ủy ban niêm yết quá lâu và sự miễn cưỡng nới lỏng các quy tắc của nhà quản lý - sau những đợt kìm hãm gần đây là một trong những vấn đề ngăn cản việc tiếp nhận SPAC trong khu vực.

Marcia Ellis, Đối tác của Morrison & Foerster cho biết: “Không giống như ở Mỹ, ở Hồng Kông và Singapore thực hiện đánh giá định tính xem một ứng viên có phù hợp để được niêm yết hay không, vì họ tập trung vào bảo vệ cổ đông”. "Nếu có quá nhiều biện pháp bảo vệ, điều đó làm giảm lợi thế của việc niêm yết so với IPO truyền thống và điều này sẽ làm giảm "sự thèm muốn" của các nhà tài trợ SPAC."

Cách tiếp cận của châu Á hiện đang trở nên rõ ràng hơn. Sàn giao dịch Singapore tuần trước đã xây dựng khuôn khổ quy định mới cho SPAC và hy vọng sẽ hoàn thiện vào giữa năm nay. RegCo, cơ quan quản lý của SGX, đã đề xuất giá trị vốn hóa thị trường tối thiểu là 300 triệu đô la Singapore (222,6 triệu đô la) cho SPAC, với tối đa ba năm để các công ty kiểm tra trống kết hợp với một mục tiêu.

Hong Kong, đối thủ chính của Singapore với tư cách là một trung tâm tài chính châu Á, sẽ công bố các quy tắc của riêng mình trong những tháng tới.

Tại Nhật Bản, vào tháng 3, một hội đồng chính phủ đã đề nghị các nhà chức trách xem xét liệu có nên cho phép các SPAC như một cách để chuyển vốn cho các công ty khởi nghiệp hay không.

Hàn Quốc và Malaysia đều đã tìm thấy các SPAC trên sàn giao dịch chứng khoán của họ, nhưng không thấy sự quan tâm. Theo dữ liệu của Refinitiv từ Mỹ cho thấy rằng tính đến ngày 30 tháng 3, chỉ có bốn SPAC được IPO ở châu Á đã được đăng ký trên Hàn Quốc.

Stephanie Tang, người làm tại công ty luật Hogan Lovells, cho biết: “Cần có thời gian để các nhà đầu tư hiểu rõ sản phẩm và để cơ quan quản lý cải thiện cơ chế bảo vệ các nhà đầu tư SPAC.

Với tâm thế háo hức mong muốn tìm kiếm lợi nhuận, các nhà đầu tư châu Á  đang đổ tiền vào Mỹ, với sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq của New York thu hút dòng vốn khổng lồ. Điển hình như, gần một nửa số tiền tài trợ cho ba trong số các danh sách SPAC do châu Á tài trợ gần đây ở Mỹ đến từ các tổ chức ở châu Á.

Gaurav Maria, trưởng bộ phận kinh doanh thị trường vốn tư nhân và liên kết cổ phiếu tại JPMorgan Chase & Co ở Hồng Kông cho biết: “Chúng tôi đang nhìn thấy cơ hội và mong đợi sẽ thấy nhiều hoạt động hơn giữa các nhà tài trợ và nhà đầu tư SPAC đến từ châu Á.

Quỹ Tầm nhìn (Vision Fund) của SoftBank Group đang nhắm mục tiêu vào "các công ty công nghệ sẵn sàng IPO" làm mục tiêu mua lại.

Một người chạy xe Grab giao hàng ở Jakarta: Nhà phát triển
Một người chạy xe Grab giao hàng ở Jakarta, gã khổng lồ này nằm trong số các công ty đang cân nhắc sử dụng SPAC để niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Primavera Capital, chuyên gia đầu tư cổ phần tư nhân hàng đầu ở Trung Quốc, đã huy động được 360 triệu đô la thông qua SPAC vào tháng 1 và cho biết sẽ tìm cách mua lại một công ty trong lĩnh vực tiêu dùng ở Trung Quốc. Trong khi đó, Tập đoàn CITIC đã trở thành công ty nhà nước đầu tiên của Trung Quốc thành lập SPAC trị giá 200 triệu USD trong năm nay.

Arrow Capital, một công ty tư vấn đầu tư, có người sáng lập Rohit Nanani là người Singapore và Tribe Capital có trụ sở tại Thung lũng Silicon vào tháng trước đã huy động được 240 triệu USD trên sàn giao dịch Nasdaq cho một SPAC công nghệ.

Vistas Media Capital, một công ty nắm giữ phương tiện truyền thông có trụ sở tại Singapore, cũng đã tìm đến New York để thực hiện một thỏa thuận SPAC với tư cách là nhà tài trợ chính cho Vistas Media Acquisition Company (VMAC), một SPAC niêm yết trên sàn Nasdaq. VMAC đã hợp nhất vào tháng 3 với Anghami, một nền tảng phát trực tuyến âm nhạc có trụ sở tại Abu Dhabi, với mức định giá 220 triệu USD.

Thông báo về các đề xuất SPAC của mình, Sở giao dịch chứng khoán Singapore (SGX) thừa nhận các giao dịch như vậy mang lại "tốc độ cho thị trường và khả năng chắc chắn trong việc định giá các công ty mục tiêu." Tuy nhiên, SGX cũng lưu ý rằng rủi ro bao gồm sự pha loãng cổ đông quá mức và việc mua lại các công ty mục tiêu một cách quá gấp rút.

"Do đó, chúng tôi đang đề xuất các biện pháp để giải quyết những rủi ro này, với mục đích tạo ra các phương tiện niêm yết đáng tin cậy sẽ làm tăng sự lựa chọn của nhà đầu tư", Tan Boon Gin, Giám đốc điều hành của SGX cho biết.

Một phát ngôn viên của Sở Giao dịch và Thanh toán Hồng Kông cho biết trong khi thị trường chứng khoán thường xuyên xem xét các cách để nâng cao thị trường IPO của mình, họ cũng sẽ cố gắng duy trì "chất lượng thị trường".

Châu Á xếp sau Mỹ trong danh sách công khai về SPAC
Châu Á xếp sau Mỹ trong danh sách công khai về SPAC.

Các nhà phân tích và nhà đầu tư cho rằng các công ty công nghệ sẽ tiếp tục hợp nhất với các SPAC ở Mỹ, trong khi Singapore có thể tham vọng trở thành trung tâm cho các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á và Hồng Kông là điểm đến cho các công tyTrung Quốc.

"Cuối cùng, các công ty vẫn sẽ chọn SPAC để hợp nhất dựa trên định giá và tính thanh khoản mà họ có được sau khi công khai", Mak Yuen Teen, phó giáo sư tại Trường Kinh doanh Đại học Quốc gia Singapore chuyên về quản trị công ty, lưu ý.

Craig Coben, đồng giám đốc thị trường vốn toàn cầu châu Á - Thái Bình Dương tại Bank of America ở Hồng Kông, cho rằng sự quan tâm của khu vực đối với các giao dịch SPAC, dù là ở Mỹ hay trong nước đêu sẽ tăng lên.

Coben cho biết: “Chúng tôi đang nhận thấy sự quan tâm đáng kể từ cộng đồng các nhà đầu tư châu Á, vì giờ đây họ đã hiểu được toàn bộ giá trị của sản phẩm và khả năng tái chế vốn hiệu quả mà SPAC mang lại.

Udhay Furtado, đồng giám đốc thị trường vốn cổ phần của Citigroup tại Châu Á, cho biết, "SPAC như một hình thức huy động vốn sẽ tồn tại ở Châu Á trong thời gian tới. Ngày càng có nhiều nhà tài trợ Châu Á quan tâm."

Bảo Bảo (Theo Nikkei Asia)