“Siêu thị nông sản Việt trực tuyến” cho người tiêu dùng trên Sàn thương mại điện tử Sendo
- 14
- Nhịp cầu giao thương
- 22:08 22/06/2021
DNHN - Bắt đầu từ ngày 21/6, hợp tác xã, hộ nông dân Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Long, Đắk Lắk và Sơn La đồng loạt đưa nông sản, đặc sản địa phương lên bán tại “Phiên chợ nông sản trực tuyến” trên sàn thương mại điện tử Sendo. Đây là lần đầu tiên các hộ nông dân tập xây dựng “Thương hiệu riêng” để tiêu thụ nông sản trên môi trường số.
Trong khuôn khổ hợp tác Chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến” giữa Sàn Thương mại điện tử Sendo và Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), hợp tác xã, bà con nông dân ở các tỉnh sẽ được kết nối để bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng trên các tỉnh, thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Đồng Nai, Tiền Giang. Chương trình này đã lựa chọn những sản phẩm đang vào mùa để tổ chức bán trên sàn thương mại điện tử Sendo bao gồm Mận hậu Sơn La, Bơ Đắc Lắc, Vải Bắc Giang, Khoai lang tím Vĩnh Long và Vải Hải Dương.

Với sự hướng dẫn trực tiếp từ các chuyên gia của sàn thương mại điện tử Sendo, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, các khâu từ chuẩn bị thông tin sản phẩm, chụp hình sản phẩm, đăng thông tin giới thiệu sản phẩm nông sản của chính mình được bà con, các hợp tác xã bắt đầu thực hiện một cách thành thạo. Điểm mới lần này đó là bà con hộ nông dân, hợp tác xã có cơ hội để chính mình quảng bá hình ảnh, giới thiệu đến khách hàng và hơn nữa đó là tự xây dựng thương hiệu nông sản của riêng mình, từ đó từng bước chủ động bán nông sản lâu dài qua kênh trực tuyến thương mại điện tử.
Xuất phát thông điệp “từ vườn đến bàn ăn” của phiên chợ này, các đơn hàng nông sản sau khi được khách mua chốt đơn trên sàn thương mại điện tử Sendo, sẽ được bà con nông dân thu hoạch từ vùng trồng, đóng gói theo đúng quy cách dưới sự hướng dẫn của chuyên gia sàn thương mại điện tử Sendo và được vận chuyển thẳng đến tay người mua. Nhờ không phải qua các khâu trung gian nên sản phẩm vừa có giá hấp dẫn vừa đạt độ tươi ngon cao.
Ông Bùi Huy Hoàng, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết “Đối với Chương trình lần này, cùng với vải thiều Lục Ngạn, 04 sản phẩm đặc sản khác bao gồm vải Hải Dương, bơ Đắk Lắk, mận hậu Sơn La và khoai tím Vĩnh Long được sàn thương mại điện tử Sendo giới thiệu với người tiêu dùng Việt. Với tinh thần “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt” hay tới đây là “Người Việt yêu thương nông sản Việt” là một trong những thông điệp mà chương trình hỗ trợ nông tiêu thụ nông sản trên các Sàn thương mại điện tử do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với các sàn thương mại điện tử trong đó có Sàn thương mại điện tử Sendo sẽ tiếp tục được triển khai với các sản phẩm nông sản trên nhiều vùng miền của đất nước. Tới đây Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin Truyền thông và các Bộ ngành liên quan tổ chức các chương trình kết nối cung cầu, hỗ trợ tiêu thụ nông sản, xây dựng thương hiệu nông sản Việt trong đó có các chương trình đào tạo thương mại điện tử ở các tỉnh, địa phương”.
Trước mắt, từ ngày 21/6 đến 26/6/2021, lần lượt nông dân tại các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Long, Đắc Lắc và Sơn La sẽ xuất hiện trên ứng dụng di động và trang Facebook của Sendo để livestream trực tuyến, chốt đơn hàng sản phẩm nông sản do tự tay mình trồng được cho khách hàng. Tất cả các sản phẩm khi đến tay người mua hàng sẽ đảm bảo tiêu chuẩn về đóng gói, có đóng dấu thương hiệu và hình ảnh của chính người nông dân. Đây là cách làm thương hiệu đa kênh độc đáo lần đầu tiên được áp dụng vào nông nghiệp số.
“Phiên chợ nông sản Việt” sẽ được diễn ra trên sàn thương mại điện tử Sendo từ ngày 21/6 đến 26/6 tại địa chỉ: https://www.sendo.vn/su-kien/nong-san-sach.
Người tiêu dùng có thể trực tiếp vào trang Sendo để đặt mua sản phẩm chất lượng cao, có sự kết nối trực tiếp tới nhà vườn, sản phẩm được cam kết theo tiêu chuẩn Vietgap, Global Gap và dán nhãn tem truy xuất nguồn gốc, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm như trái vải, trái mận. Chương trình đang có 7.000 mã giảm giá đến 50.000 đồng/ đơn hàng khi thanh toán bằng Zalopay..

Ông Nguyễn Đắc Việt Dũng - Chủ tịch sàn thương mại điện tử Sendo - giải thích thêm: “Thương hiệu riêng, thương hiệu cá nhân gần đây đã trở thành một kênh bán hàng trực tuyến có hiệu quả cao. Vì vậy, việc tạo điều kiện để bà con nông dân đứng ra làm đại diện cho chính sản phẩm mình trồng, vừa giúp bà con bán được nhiều hàng hơn, vừa tạo cơ hội để bà con kết nối với người mua, từ đó kinh doanh lâu dài trên Sendo”.
Hoạt động này là sự nối tiếp thành công của chương trình Chung tay hỗ trợ vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang thông qua “Gian hàng Việt trực tuyến” trên sàn thương mại điện tử Sendo hồi đầu tháng 6. Trong chương trình đó, Sendo đã giúp nông dân Bắc Giang tiêu thụ hơn 130 tấn vải thiều bằng cách vận dụng hiệu quả công nghệ livestream trực tuyến.
PV
Bài liên quan
- 5.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đã tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
- Công ty châu Á vẫn còn một hành trình dài để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
- Cấm cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng
- Doanh nghiệp ngành thép cần tăng khả năng phòng vệ
- Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân kiến nghị nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp vượt khó
- Các nhà bán lẻ tại Mỹ thu được lợi nhuận từ các sản phẩm làm đẹp
- VASEP ra đề xuất gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản
- Lành mạnh hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
- Các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Vật liệu tăng giá đột biến, Bộ Xây dựng muốn được "gỡ khó"
- Talkshow Quỹ FNF và triển vọng đầu tư tại Việt Nam: Tìm kiếm "chìa khóa" nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số quan điểm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
- Doanh nghiệp Việt đầu tư vốn ra nước ngoài tăng gấp đôi so với năm trước
- Chính sách tài chính tiền tệ hỗ trợ doanh nghiệp thời hậu dịch Covid-19
- Vướng mắc về kinh doanh cá cược bóng đá quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính nói gì?
- Muốn xuất khẩu sản phẩm vào Anh phải dán nhãn hiệu UKCA
- Xu hướng xây dựng nhà hàng dựa trên trí tuệ nhân tạo tại Trung Quốc
- Tổ chức thành công Đại hội Chi bộ Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập nhiệm kỳ 2022 – 2025
- Bộ Xây dựng: Thiếu đồng bộ trong các quy định của pháp luật về xây dựng, đô thị và đất đai
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Người kế tục sự nghiệp vĩ đại của Hồ Chủ tịch
Đọc thêm Nhịp cầu giao thương
Ba Lan có nhu cầu đẩy mạnh trao đổi các mặt hàng nông sản và thực phẩm tại Việt Nam
Đại biện lâm thời Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam cho biết, Ba Lan có nhu cầu đẩy mạnh trao đổi các mặt hàng nông sản và thực phẩm, đặc biệt là hoàn tất các thủ tục cấp phép nhập khẩu cho nguồn hàng thịt bò, thịt heo, gà, cá, phô mai, táo, việt quất, là những nông sản chủ lực mà Ba Lan muốn hướng vào thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
Hải Dương hợp tác phát triển du lịch với vùng Khabarovsk (Nga)
Ngày 15/8, Lãnh đạo tỉnh Hải Dương có buổi làm việc với Bộ trưởng Du lịch vùng Khabarovsk (Liên bang Nga) và đoàn công tác của Viện Kinh tế - Văn hóa về việc hợp tác, kết nối du lịch.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt hơn 30 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 30 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 7, kim ngạch xuất khẩu ghi nhận sụt giảm 9,5% so với tháng 6, đạt 3,95 tỷ USD.
Cá ngừ xuất khẩu sang EU có dấu hiệu giảm trong những tháng cuối năm
Thời gian gần đây nghành nghề xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang EU đang có dấu hiệu giảm trong quý II/2022. Theo dự báo của các chuyên gia thì việc xuất khẩu cá ngừ sang EU sẽ giảm trong những tháng cuối năm 2022.
Kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào đạt gần 949 triệu USD trong 7 tháng đầu năm 2022
Trong 7 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Lào đạt gần 949 triệu USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này có được nhờ Việt Nam tăng mạnh xuất khẩu hàng hóa sang Lào.
Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ có xu hướng tăng mạnh
Theo Bộ Công Thương, sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch tại thị trường Mỹ đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam mở rộng xuất khẩu các sản phẩm chủ lực. Khu vực châu Mỹ bao gồm 35 quốc gia với dân số hơn 1 tỷ người và GDP vượt 27.300 tỷ USD (năm 2020), là một trong những thị trường quan trọng và tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy các hoạt động thương mại và đầu tư.
Hòa Bình: lần đầu tiên xuất khẩu 1 tấn nhãn Sơn Thủy sang thị trường EU
Ngày 12/8, tại xã Xuân Thủy (Kim Bôi), Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình phối hợp UBND huyện Kim Bôi và Công ty CP nông nghiệp hữu cơ FUSA tổ chức lễ xuất khẩu chuyến hàng đầu tiên của sản phẩm nhãn Sơn Thủy sang thị trường EU. Tham dự có đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh.
350 doanh nghiệp từ 18 quốc gia dự triển lãm quốc tế về thực phẩm và đồ uống
Vietfood & Beverage-Propack 2022 là sự kiện xúc tiến thương mại thường niên của ngành công nghiệp thực phẩm đồ uống được tổ chức tại hai thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Hòa Bình xuất khẩu 1 tấn nhãn Sơn Thủy sang châu Âu
Ngày 11/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện Kim Bôi, công ty Cổ phần nông nghiệp hữu cơ FUSA tổ chức lễ xuất 1 tấn sản phẩm nhãn Sơn Thủy đầu tiên sang thị trường châu Âu (EU).
Nhiều tập đoàn công nghệ lớn lên kế hoạch sản xuất tại Việt Nam
Từ hệ thống giao thông thuận lợi có thể dễ dàng di chuyển sang các nước khác trong Đông Nam Á cũng như xuất khẩu hàng hóa đến các nước trên thế giới đến chính sách minh bạch và nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là lợi thế của VIệt Nam. Chính vì vậy, nhiều tập đoàn công nghệ lớn lên kế hoạch mở nhà máy sản xuất tại Việt Nam hoặc mở rộng hoặc sản xuất tại Việt Nam.