Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam tổ chức Hội thảo tái cấu trúc toàn diện
- Sự kiện
- 11:12 08/01/2021
DNHN - Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam tổ chức chương trình giúp doanh nghiệp chuyển hoá cơ hội mới, hoạch định chiến lược phát triển bền vững.

Việt Nam đang liên tục đón những cơ hội mới
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra cơ hội cho tất cả các Quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển. Với chiến lược “Make in Vietnam”, Thủ tướng Chính phủ kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam cần phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, đưa doanh nghiệp phát triển bứt phá và hiện thực hóa khát vọng “Vì một Việt Nam hùng cường”.
Song song với đó, năm 2020, trong khi GDP toàn thế giới trung bình ở mức - 4,4%, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia GDP con số dương, cụ thể tăng 2,91%. Có thể khẳng định rằng, Việt Nam thuộc nhóm nước có tăng trưởng cao nhất thế giới và sẵn sàng bước vào giai đoạn “bình thường mới”.
Việt Nam gia nhập chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu: Sau khi ký kết hiệp định EVFTA, Việt Nam có cơ hội tiếp cận với thị trường 508 triệu dân, thuế nhập khẩu vào thị trường EU (GD: 18.000 tỷ USD) sẽ về 0% với tất cả các mặt hàng. Theo dự báo, EVFTA sẽ góp phần làm GDP Việt Nam tăng thêm 7,07 - 7,72%.
Đối với hiệp định CPTPP, tổng GDP của 11 nước thành viên chiếm đến 13,5% toàn cầu, tổng kim ngạch thương mại lên tới hơn 10.000 tỷ USD. Dự báo, hiệp định này giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 1,32%.
Khi hiệp định RCEP có hiệu lực, Việt Nam có thể tiếp cận thị trường lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới. Với GDP gần 27.000 tỷ USD, RCEP sẽ làm tăng thêm 2,1% GDP của khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam.
Để chuyển hóa những cơ hội mới nêu trên, Chính phủ liên tục kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn cho doanh nghiệp thông qua hàng loạt các chính sách như: Quyết định 645/QĐ-TTg về việc "Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025”; Quyết định 749/QĐ-TTg về việc Phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Quyết định 52-NQ/TW về việc "Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư”;

Có thể nhận thấy thể chế chính sách dẫu được chuẩn bị kỹ lưỡng, mục tiêu của thượng tầng đã cụ thể hoá, với những cơ hội mở cho bất cứ ai, nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn thờ ơ, không biết rằng những cơ hội này sẽ quyết định thế nào tới vận mệnh doanh nghiệp của mình. Hầu hết doanh nghiệp cũng không có bất cứ một “động thái” nào để điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Tái cấu trúc doanh nghiệp toàn diện
Vậy với tốc độ thay đổi chóng mặt của thị trường, doanh nghiệp phải làm gì? Đây chính là thời điểm mà các doanh nghiệp cần đánh thức tiềm năng và phát huy nội lực, đưa doanh nghiệp vượt qua vùng an toàn, vươn tầm quốc tế bằng một chiến lược phát triển bền vững.
Cụ thể, doanh nghiệp cần: 1. Thiết lập chiến lược tài chính trong dài hạn; 2. Đổi mới mô hình quản trị; 3. Quản trị mối quan hệ khách hàng; 4. Chú trọng hoạt động đào tạo và phát triển.

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị nội lực sẵn sàng đón các cơ hội mới, đưa doanh nghiệp phát triển bứt phá và thực hiện khát vọng “Vì một Việt Nam hùng cường", Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam (VIDEM) cùng VERCO tổ chức Seminar “Tái cấu trúc doanh nghiệp toàn diện”, với các nội dung chính:
1. Thảo luận cùng chuyên gia về "Tình hình kinh tế vĩ mô 2020 và định hướng 2021";
2. Chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp gắn với kinh tế số và chuyển đổi số";
3. Tái cấu trúc nhân sự thời kỳ 4.0;
4. Tái cấu trúc tài chính thích ứng cùng nền kinh tế số phi tài chính.
Tham dự chương trình, doanh nghiệp sẽ tìm ra chiến lược tái cấu trúc toàn diện, phù hợp với nội tại, nguồn lực, mô hình kinh doanh của mình (tái cấu trúc chiến lược, tài chính, quy trình, công nghệ, nhân sự); tham gia vào cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân chất lượng; trải nghiệm thực tế các giải pháp công nghệ; kết nối rộng rãi với các hiệp hội trong và ngoài nước, được sự bảo trợ đồng hành của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME); tiếp cận những chương trình hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước về chuyển đổi số, kinh tế số.
Chương trình có sự đồng hành của chuyên gia ThS. Nguyễn Kim Hùng. ThS. Nguyễn Kim Hùng là Chuyên gia tài chính - tái cấu trúc doanh nghiệp, đồng thời cũng là Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam (VIDEM), Chủ tịch HĐQT của Kim Nam Group, tập đoàn kinh tế đa ngành với hệ sinh thái đa dạng gồm 12 công ty thành viên ứng với 12 lĩnh vực: khai thác khoáng sản, công nghệ, đầu tư, bất động sản, logistics, thực phẩm, truyền thông,...
Doanh nghiệp tìm hiểu và đăng ký tham dự tại: https://bit.ly/35o3ipx
PV
Tin liên quan
#Kim Nam Group

Hội thảo Tái cấu trúc doanh nghiệp toàn diện
Viện Khoa học Quản trị doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam tổ chức chương trình giúp doanh nghiệp chuyển hoá cơ hội mới, hoạch định chiến lược phát triển bền vững
Chủ tịch Kim Nam Group Nguyễn Kim Hùng đón tiếp và làm việc với Cục Thương mại điện tử và kinh tế số
Ngày 24/09/2020, tại Hà Nội, ông Nguyễn Kim Hùng, Chủ tịch Tập đoàn Kim Nam, Phó Viện trưởng Viện khoa học quản trị nhỏ và vừa Việt Nam đã có buổi tiếp đón và làm việc với Cục thương mại điện tử và kinh tế số Bộ công thương do ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng cục thương mại điện tử và kinh tế số làm trưởng đoàn.
Chiến lược Vốn và tài chính doanh nghiệp trong trạng thái bình thường mới
Sáng 17/9, tại Hà Nội, Công ty VERCO tổ chức lễ ra mắt khóa huấn luyện: “Capital & Financial Strategy In the New-normal – Chiến lược Vốn và tài chính doanh nghiệp trong trạng thái bình thường mới” với mục tiêu chuyển hóa lợi thế từ hiệp định EVFTA & CPTPP, đưa doanh nghiệp Việt dẫn đầu chuỗi cung ứng.
Đọc thêm Sự kiện
Trung ương xem xét, đề cử nhân sự 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa XIII
Tại Hội nghị Trung ương 15 khai mạc sáng 16/1, Trung ương khóa XII sẽ xem xét, đề cử nhân sự 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt khóa XIII.
Trao Quyết định thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã trao Quyết định thành lập Hội đồng Y khoa Quốc gia và Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Hội đồng Y khoa Quốc gia.
Việt Nam chính thức có trung tâm xử lý tin giả
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tổ chức khai trương Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam (tingia.gov.vn) và ra mắt đầu số tiếp nhận phản ánh tin giả 18008108.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Singapore tại Việt Nam
Ngày 15/1, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có buổi tiếp xã giao bà Catherine Wong, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Singapore tại Việt Nam trước khi bà Đại sứ kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam.
Kiên Giang phấn đấu tất cả các xã đạt chuẩn nông thôn mới trong 5 năm tới
Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Kiên Giang tập trung huy động các nguồn lực đầu tư phát triển nông thôn, phấn đấu 100% số xã (117 xã) đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.
Chủ sàn thương mại điện tử lo lắng nghị định làm khó thu hút vốn ngoại
Tại Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 52/2013 (NĐ52) về thương mại điện tử mới đây, nhiều chuyên gia, luật sư, chủ sàn cũng bày tỏ lo ngại nghị định sẽ bó hẹp không gian phát triển, làm khó chủ sàn.
Kiên Giang: Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Ngày 14/01/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 71/QĐ-UBND, phê duyệt Đề án thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo của Việt Nam góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2016 – 2020.
Ngành BHXH năm 2021 phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu
Thể hiện ở diện bao phủ BHXH được mở rộng với hơn 16,164 triệu người tham gia, đạt 32,7% lực lượng lao động trong độ tuổi. Đặc biệt số người tham gia BHYT khoảng 88 triệu người, hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân và về đích trước thời hạn.
Kiên Giang: Thông qua 17 Nghị quyết phát triển kinh tế-xã hội
Ngày 13/1, Kỳ họp thứ 26 Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Kiên khóa IX bước vào phiên làm việc cuối cùng, tiến hành thảo luận các dự thảo Nghị quyết, những vấn đề có ý kiến khác nhau trong nội dung trình kỳ họp.