Sản xuất hạt cà phê của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi hạn hán, giá cà phê toàn cầu có thể tăng cao

15:32 08/05/2024

Giá một cốc cà phê có thể sẽ tăng lên, bởi đây là dấu hiệu chính cho thấy giá hạt cà phê nguyên liệu để pha espresso vừa đạt mức cao kỷ lục.

Việt Nam sản xuất hơn 1/3 sản lượng cà phê robusta của thế giới, nhưng hạn hán đang đe dọa tới sản xuất và giá thành
Việt Nam sản xuất hơn 1/3 sản lượng cà phê robusta của thế giới, nhưng hạn hán đang đe dọa tới sản xuất và giá thành. (Ảnh: Reuters)

Hạt cà phê robusta là nguyên liệu cơ bản cho cả cà phê espresso (cà phê pha máy) và cà phê hòa tan. Việt Nam là nước sản xuất nhiều cà phê robusta lớn nhất, đứng sau đó là Brazil.

Theo Bloomberg, đợt hạn hán kéo dài do El Niño gây ra ở Việt Nam đã đẩy giá cà phê robusta kỳ hạn ngày 24 tháng 04 lên mức cao nhất trong vòng 16 năm qua.

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Việt Nam sản xuất hơn 1/3 sản lượng cà phê robusta trên thế giới. Vào tháng 12 năm ngoái, cơ quan này dự đoán Brazil sẽ thu hoạch ít cà phê robusta hơn trong năm nay do vấn đề khí hậu, trong khi Việt Nam sẽ xuất khẩu ít hơn do thiếu nguồn cung so với năm ngoái. Hạn hán năm nay ở Việt Nam có thể tiếp tục chu kỳ cạn nguồn cung, ảnh hưởng đến sản lượng năm tới.

Tháng trước, Hiệp hội Cà phê Việt Nam cho biết, xuất khẩu có thể giảm tới 20% trong 12 tháng kết thúc vào tháng 9, so với cùng kỳ năm ngoái. Bà Trần Thị Lan Anh, Phó Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp, nói với Bloomberg: “Chúng tôi không thể biết khi nào giá sẽ đạt đỉnh”. Bà cho biết, nông dân và các nhà môi giới cho rằng giá cà phê có thể tăng 15%/kg so với giá hiện tại.

Giá cà phê robusta cũng được đẩy lên cao vì tích trữ. Một số nông dân Việt Nam không bán hết toàn bộ sản lượng cà phê của mình, họ giữ lại tới 13% sản lượng thu hoạch năm nay với kỳ vọng bán được với mức giá cao hơn trong thời gian tới, Bloomberg đưa tin.

Việt Nam cũng đang gia tăng sản lượng robusta nhập khẩu giá rẻ từ Brazil để đáp ứng nhu cầu nội địa tăng vọt, cũng theo Bloomberg đưa tin vào tháng 3.

Và khi thu nhập khả dụng tăng lên khắp châu Á, người tiêu dùng cũng tiêu thụ nhiều cà phê hơn. Năm ngoái các nước châu Á tiêu thụ cà phê nhiều hơn 15% so với năm 2018 - mức tăng lớn nhất so với bất kỳ khu vực nào - nhưng vẫn ít hơn nhiều so với mức tiêu thụ của châu Âu, theo dữ liệu từ Tổ chức Cà phê Quốc tế. 

Tuy nhiên, giá hạt cà phê tăng cao sẽ mất một khoảng thời gian trước khi ảnh hưởng tới người tiêu dùng - vậy nên giá thành một cốc cà phê hiện tại vẫn đang được giữ nguyên.

Lân Nguyễn