Lượng hàng tồn kho thiết bị gia dụng của Trung Quốc tăng gấp đôi do ảnh hưởng từ đại dịch

17:25 18/09/2022

Chi tiêu của người tiêu dùng yếu đi do đại dịch gây ra đã khiến hàng tồn kho tại các nhà sản xuất thiết bị gia dụng của Trung Quốc tăng lên đáng kinh ngạc.

Khách hàng xem đồ gia dụng tại một cửa hàng ở Quảng Châu. (Ảnh của Yusuke Hinata)

Khách hàng xem đồ gia dụng tại một cửa hàng ở Quảng Châu. (Ảnh của Yusuke Hinata).

Theo một cuộc khảo sát của Nikkei Asia, tồn kho tổng hợp tại 5 tập đoàn sản xuất đã tăng 15% trong năm lên 98 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 14 tỷ USD) vào cuối tháng 6, tăng gấp đôi trong vòng 3 năm.

Hàng tồn kho đã tăng nhanh hơn nhiều so với doanh thu. Tại Gree Electric Appliances, công ty sản xuất máy điều hòa không khí, doanh thu chỉ tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái ngay cả khi hàng tồn kho tăng 28%. Hàng tồn kho cũng đang tăng mạnh ở mảng bán lẻ. 

Thị trường thiết bị của Trung Quốc trước đây tăng trưởng hai con số cho đến khoảng năm 2010, được thúc đẩy bởi sự chi tiêu nhiệt tình của người tiêu dùng.

Việc tranh giành thị phần dẫn đến tình trạng dư thừa năng lực sản xuất, điều này đang ảnh hưởng đến ngành. Nhưng các nhà sản xuất có thể giải phóng hàng tồn kho với chiết khấu miễn là điều kiện kinh tế thuận lợi.

Theo nhà cung cấp dữ liệu All View Cloud, doanh số bán lẻ thiết bị gia dụng của Trung Quốc đã giảm 9% trong năm xuống còn 338,9 tỷ Nhân dân tệ trong nửa đầu năm. Doanh số bán hàng này tương quan chặt chẽ với sức khỏe của thị trường bất động sản, vốn đang đi xuống do cuộc đàn áp của chính phủ đến ngành bất động sản.

Và các vụ phong tỏa COVID-19 ở Thượng Hải và các nơi khác đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chi tiêu, góp phần lớn tác động vào vấn đề hàng tồn kho.

"Thị trường thiết bị của Trung Quốc đã tận dụng hết lợi thế", Guo Meide, Chủ tịch của All View Cloud. Hiện nay, với tỷ lệ sinh giảm, ngành này phải đối mặt với triển vọng thu hẹp hơn bao giờ hết.

Những thay đổi của thị trường đang dần phá vỡ mối quan hệ giữa hai bên sản xuất và bán lẻ, vốn từng là trụ cột cho sự tăng trưởng của ngành.

Vào cuối tháng 8, truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng, Xu Zifa sẽ không còn làm ăn với Gree, Xu Zifa đã thông báo điều này tại một khách sạn địa phương.

Xu Zifa, được biết đến từng là Thành viên Hội đồng Quản trị của Gree ElectricalVào tháng 6, Gree đã thông báo rằng Xu Zifa dự định bán bớt một phần cổ phần của mình trong Gree. Thị trường coi đây là bằng chứng cho thấy sự rạn nứt ngày càng sâu sắc giữa Xu và Gree.

Midea cũng đang trải qua sóng gió. Công ty có kế hoạch tạm dừng mối quan hệ hợp tác với 30% số nhà phân phối đã ký hợp đồng, theo báo cáo hồi tháng 5 trên tờ The Beijing News, dẫn lời một nhân viên của Midea. 

Tủ lạnh tại một cửa hàng đồ gia dụng ở Quảng Châu. (Ảnh của Yusuke Hinata)
Tủ lạnh tại một cửa hàng đồ gia dụng ở Quảng Châu. (Ảnh của Yusuke Hinata).

Khi đồ gia dụng trở thành xu hướng chủ đạo vào những năm 2000, các nhà sản xuất chủ yếu bán qua các kênh mà họ kiểm soát, với các nhà bán lẻ đóng vai trò bổ sung. Trong những năm 2010, khi tốc độ tăng trưởng bắt đầu chậm lại, các nhà sản xuất bắt đầu phụ thuộc nhiều hơn vào các nhà phân phối để bù đắp rủi ro.

Khoảng thời gian đó trùng với sự nổi lên của các nhà bán lẻ trực tuyến như JD.com. Các nhà sản xuất thiết bị bắt đầu kinh doanh trực tiếp với các nhà sản xuất điện tử lớn.

Nhìn thấy những khó khăn trong tương lai, Midea và Gree đã phân bổ nguồn lực sang các doanh nghiệp năng lượng tái tạo, chẳng hạn như pin lưu trữ. Trong khi đó, tập đoàn điện tử TCL và Công ty thiết bị gia dụng Haier mong muốn duy trì tăng trưởng bằng cách phát triển thị trường nước ngoài.

Tùy thuộc vào tốc độ suy thoái của thị trường, các công ty sản xuất thiết bị gia dụng lớn có thể phải cắt bỏ hoạt động, giảm thiểu số lượng nhân viên và hợp đồng phân phối. Các khoản chi phí liên quan đến lượng hàng tồn kho dư thừa sẽ làm giảm đi thu nhập của họ.

Lyly