Quảng Nam: Sáp nhập Tam Kỳ, Núi Thành, Phú Ninh, làm cơ sơ xây dựng và phát triển đô thị loại I

08:30 16/08/2022

Chiều 15/8, ông Phan Việt Cường - Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Lê Văn Dũng - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy và ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc với các thành viên Ban chỉ đạo, các tổ giúp việc về xây dựng và phát triển đô thị loại I thuộc tỉnh.

Chủ trương này đã được các thành viên Ban Chỉ đạo Xây dựng và phát triển đô thị loại I cùng các địa phương liên quan thống nhất tại phiên họp thứ 2 về đánh giá tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ tại Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy trong thời gian qua và đề xuất nhiệm vụ, giải pháp cho thời gian đến. 

Chiều 15.8, đồng chí Phan Việt Cường - Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Lê Văn Dũng - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy và đồng chí Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc với các thành viên Ban chỉ đạo, các tổ giúp việc về xây dựng và phát triể
Ông Phan Việt Cường - Bí thư Tỉnh ủy, ông Lê Văn Dũng - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy và đồng chí Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc với các thành viên Ban chỉ đạo. ( ảnh quangnam.gov).

Báo cáo tại cuộc họp, Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Phú cho biết, thực hiện Đề án Xây dựng và phát triển đô thị loại I dựa trên quy hoạch, sắp xếp 03 đơn vị hành chính: Tam Kỳ, Phú Ninh và Núi Thành theo Nghị quyết 08 của Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo hoàn thiện hệ thống văn bản tập trung vào các nội dung xây dựng chương trình phát triển đô thị loại I, xây dựng cơ chế về tài chính, hỗ trợ đầu tư, rà soát điều chỉnh các nội dung liên quan đến quy hoạch xây dựng; xây dựng cơ chế chính sách phát triển liên kết vùng; chỉ đạo công tác vận động xây dựng đô thị, với 17 nhiệm vụ trọng tâm. Đồng thời thực hiện đánh giá hiện trạng phát triển tại 03 đơn vị hành chính Tam Kỳ, Núi Thành, Phú Ninh; đề xuất sơ bộ các phương án khu vực phát triển nội thị của đô thị loại I; tổ chức báo cáo, tham vấn ý kiến của 03 địa phương…

Theo Giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Phú, với phương án sáp nhập Tam Kỳ, Núi Thành, Phú Ninh thành một đơn vị hành chính mới sẽ đảm bảo tính chất đô thị động lực của vùng, đảm bảo quy mô diện tích, tiêu chí về dân số và có đủ điều kiện để xây dựng và phát triển một không gian đô thị chiến lược trong tương lai cho Quảng Nam.

Tổng diện tích của vùng đô thị mới là 904km2 , dân số quy đổi gần 450.000 người. Với quy mô đó, cùng các điều kiện tự nhiên, bề dày văn hóa lịch sử, tiềm năng thế mạnh về vị trí, tiềm lực kinh tế, an ninh quốc phòng…cùng với Khu Kinh tế mở Chu Lai, đến nay đã trở thành khu kinh tế ven biển đa ngành, đa lĩnh vực; là đầu mối giao thương quan trọng, cửa ngõ logistic thông qua cụm hạ tầng chiến lược sân bay, cảng biển; đã dần trở thành khu công nghiệp ô tô và phụ trợ ngành ô tô, hàng không; khí điện và hoá dầu; dệt may và phụ trợ…không chỉ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế Quảng Nam mà còn là hạt nhân, động lực cho cả vùng. Hơn nữa, Đồ án Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050 đang được lập, đã đặt ra kỳ vọng để phát triển Quảng Nam trở thành cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung- Tây Nguyên. Mặt khác, với yếu tố lịch sử, văn hoá và kinh tế - xã hội của 03 địa phương đều thuộc phủ Tam Kỳ xưa. Từ một huyện chung, đến năm 1963 huyện Tam Kỳ được chia thành 03 đơn vị hành chính, gồm huyện Nam Tam Kỳ, Bắc Tam Kỳ và thị xã Tam Kỳ. Năm 1975, khi đất nước thống nhất, 03 huyện trên lại được sáp nhập thành huyện Tam Kỳ có diện tích lớn nhất tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng lúc bấy giờ. Năm 1983, lại thành lập mới huyện Núi Thành và thị xã Tam Kỳ theo Quyết định số 144-HĐBT, ngày 03.12.1983 của Hội đồng Bộ trưởng. Năm 2005, theo Nghị định 01/2005/NĐ-CP, ngày 05.01.2005 của Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Tam Kỳ và thành lập huyện Phú Ninh. Như vậy có thể khẳng định, tuỳ theo yêu cầu của thực tiễn, Tam Kỳ đã từng nhiều lần sáp nhập, chia tách địa giới hành chính cho phù hợp, 03 địa phương Phú Ninh, Núi Thành và Tam Kỳ có nguồn gốc từ một đơn vị hành chính. 

Dự kiến Đề án sáp nhập Tam Kỳ, Núi Thành, Phú Ninh sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua vào quý 2 năm 2023 và đến năm 2024 thì tiến hành sáp nhập.
Dự kiến Đề án sáp nhập Tam Kỳ, Núi Thành, Phú Ninh sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua vào quý 2 năm 2023 và đến năm 2024 thì tiến hành sáp nhập.

Về cơ chế đầu tư, vẫn tiếp tục đầu tư hạ tầng cho 3 địa phương Tam Kỳ, Núi Thành, Phú Ninh, song phải đảm bảo lợi ích lâu dài, quy mô phù hợp, hài hòa, kịp thời điều chỉnh đối với các công trình nếu chưa phù hợp.

Riêng đầu tư trụ sở làm việc tại cấp huyện, các cơ quan trung ương sẽ được tạm dừng để tính toán, xây dựng chương trình hành động để xây dựng đô thị loại I. Giao UBND tỉnh nghiên cứu, thảo luận, có thể mời phản biện đối với các cơ chế đầu tư phát triển đô thị loại

Theo đề án, tổng diện tích của vùng đô thị mới sau khi sáp nhập là 904km2 với dân số quy đổi gần 450.000 người. Với quy mô đó, các điều kiện tự nhiên, bề dày văn hóa lịch sử, tiềm năng thế mạnh về vị trí, tiềm lực kinh tế, an ninh quốc phòng và Khu Kinh tế mở Chu Lai, vùng đô thị mới sẽ không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Quảng Nam mà còn trở thành hạt nhân, động lực cho cả vùng. 

Môt góc TP Tam Kỳ;.(ảnh; Trọng Tâm).
Môt góc TP Tam Kỳ/ ảnh Trọng Tâm .

Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh thống nhất cao với phương án sáp nhập 03 đơn vị hành chính Tam Kỳ, Phú Ninh, Núi Thành. Đồng chí Lê Trí Thanh cho rằng, việc sáp nhập hoàn toàn có cơ sở khoa học, phù hợp về văn hóa vùng miền…Đồng thời, yêu cầu Sở Nội vụ và Sở Xây dựng chủ trì đề xuất các nhiệm vụ liên quan trong xây dựng đề án sáp nhập cũng như xây dựng, phát triển đô thị loại I. Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu xây dựng cơ chế đặc thù cho 03 đơn vị này trên lộ trình sáp nhập.

Cùng với quan điểm trên, Bí thư Tỉnh ủy Phan Việt Cường cho biết, việc sáp nhập này nhằm tập trung nguồn lực, nhân lực để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, phát triển đô thị loại I của tỉnh nhà. Thông qua việc sáp nhập này sẽ góp phần nâng cao đời sống người dân, thu hút đầu tư, thúc đẩy và hình thành các đô thị vệ tinh…Đồng chí Phan Việt Cường cũng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo hoàn thành báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 08, trên cơ sở đó BTV Tỉnh ủy sẽ kết luận, đưa ra các giải pháp hoàn thiện.

Đối với cơ chế đầu tư, đồng chí Phan Việt Cường cho biết, vẫn tiếp tục đầu tư hạ tầng cho 3 đơn vị hành chính nhưng phải có tính quy mô, tương thích với tiêu chí của đô thị loại I. Song song đó tạm dừng việc đầu tư xây dựng trụ sở cấp huyện; đối với trụ sở cấp xã tiếp tục đầu tư…Phấn đấu đến quý II-2023 trình Quốc hội xem xét thông qua đề án sáp nhập Tam Kỳ, Núi Thành, Phú Ninh và  đến năm 2024 tiến hành sáp nhập.

 Trọng Tâm

Tags: