
PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC CHÓ CON MỚI ĐẺ BỊ YẾU VÀ NGẠT THỞ
Việc chăm sóc chó con mới đẻ bị yếu và ngạt thở đòi hỏi sự nhạy bén và quan tâm đặc biệt từ bạn. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn cách sơ cứu và chăm sóc chúng một cách khoa học để đảm bảo sự sống sót và phát triển của của chó sơ sinh.
-
1. Nguyên nhân chó con mới đẻ bị yếu
- Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của hội chứng chó con mới đẻ bị yếu là chúng không có khả năng tự bú, khiến chúng không được cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết, và điều này dẫn đến suy dinh dưỡng nhanh chóng. Khi bạn nhận thấy chó con không tự bú, bạn cần hỗ trợ bổ sung dinh dưỡng cho để đảm bảo chúng không thiếu thốn.

- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chó con mới đẻ bị yếu, bao gồm:
- • Chó sơ sinh quá yếu: Một số chó sơ sinh đã có các căn bệnh bẩm sinh khi còn trong bụng mẹ, dẫn đến sự yếu đuối khi ra đời. Chúng có thể yếu hơn so với những đồng loại khác.
- • Chăm sóc không đúng kỹ thuật: Trong một số trường hợp, việc chăm sóc chó con mới đẻ không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng yếu. Chẳng hạn như lót quá nhiều rơm rạ hoặc đệm mút trong ổ, làm cho chó con không thể tìm vú mẹ để bú.
- • Ảnh hưởng của thời tiết: Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể làm cho chó con mới đẻ yếu đi. Chó con mới sinh thường rất nhạy cảm với thời tiết, và điều này có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như sốc nhiệt hoặc tụt đường huyết thậm chí là chết rét. Trong đó, tỷ lệ các chú chó con bị chết do thời tiết lạnh cao hơn. Nguyên nhân là vì các chú cún con hít phải không khí lạnh sẽ gây hại cho đường hô hấp, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, ngoài ra còn có thể khiến đường ruột gặp vấn đề.
- • Nguyên nhân khác: Có những nguyên nhân khác nhau có thể làm cho chó con mới đẻ yếu hơn, chẳng hạn như vấn đề về sức kháng, nhiễm khuẩn hoặc vấn đề về hô hấp.

-
2. Cách sơ cứu chó con mới đẻ bị yếu và ngạt thở

- • Hỗ trợ "tập" thở: Đặt chó con nằm nghiêng về bên phải và thực hiện thao tác nén ngực mỗi giây một lần, sau đó thả tay ra và thở vào mũi của chó con cứ sau 6 giây một lần. Lặp lại cho đến khi chó con bắt đầu thở. Điều này giúp duy trì sự tuần hoàn máu và cung cấp oxy cho cơ thể.
- • Cứu chó con ngạt thở: Mở đường thở của chó con bằng cách mở miệng và kiểm tra xem có dị vật nào cản trở đường thở không. Đừng đẩy dị vật sâu vào cổ họng. Sau đó, bịt kín miệng của chó và thổi không khí vào phổi của chúng. Lặp lại quá trình này nếu cần. Điều này có thể làm thoát khỏi dị vật và cung cấp oxy.
- • Ép ngực (nếu tim ngừng đập): Trong trường hợp tim chó con ngừng đập, bạn có thể thực hiện ép ngực. Thao tác này khác nhau tùy thuộc vào kích thước của chó. Đối với chó con nhỏ, bạn sẽ ép ngực bằng một hoặc hai tay và ép xung quanh ngực của chó con khoảng 100 - 150 lần mỗi phút. Đối với chó con kích thước lớn hơn, hãy đặt chúng nằm nghiêng sang một bên và sử dụng một hoặc cả hai tay để ép ngực của chó con khoảng 80 - 120 lần mỗi phút. Kết hợp thở oxy nếu có thể.
-
3. Phương pháp chăm sóc chó con mới đẻ bị yếu

- • Sạch sẽ và ấm áp: Ổ lót cho chó con phải đảm bảo sạch sẽ và khô ráo. Đừng lót quá nhiều, vì điều này có thể khiến chó con bị ngạt và không thể tìm vú mẹ để bú.
- • Điều chỉnh nhiệt độ: Đảm bảo nhiệt độ trong ổ luôn ấm áp (nhiệt độ thích hợp từ 26 - 27 độ C) trong tuần đầu sau khi sinh. Bạn có thể sử dụng đèn sưởi bóng 40W để duy trì nhiệt độ này. Chó cần tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên để đối phó với còi cọc và đỡ bệnh tật.
- • Vệ sinh: Chó cần được vệ sinh phần bụng vú, phần sau đuôi bằng nước ấm và thực hiện lau sấy khô thường xuyên. Điều này có tác dụng phòng tránh nhiễm Herpesvirus gây chết đột tử ở chó con .
- • Chế độ ăn uống: Trong khoảng 15 ngày đầu sau sinh, không cho chó con ăn đồ ăn ngoài. Bạn có thể bổ sung sữa chó mới đẻ nếu cần. Khi chó con đủ 25 ngày tuổi, bạn có thể bắt đầu tập ăn dặm cho chúng, nhưng hãy tẩy giun trước để đảm bảo hệ tiêu hoá của chùng khỏe mạnh. Nếu chó mẹ ít sữa hoặc không có sữa, các bạn có thể sử dụng sản phẩm COLOSTRUM PET để thay thế sữa chó mẹ. Sản phẩm COLOSTRUM PET của nhà SHD là dòng sữa bột cao cấp được nghiên cứu phát triển theo công thức tiên tiến và mới nhất hiện nay dành cho thú cưng tại Việt Nam. Chỉ số giống sữa mẹ tới 90%, có tác dụng thay thế sữa mẹ trong trường hợp chó mẹ mất sữa, kém sữa hoặc bầy con quá đông. Đồng thời là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng cho chó còi cọc, chậm lớn; và cho chó mẹ đang nuôi con. Sản phẩm sẽ góp phần bổ sung chất dinh dưỡng cho những chú chó sơ sinh bị yếu, giúp chúng hồi phục sức khỏe và phát triển khỏe mạnh.
- • Chăm sóc mẹ: Nếu chó con bú sữa mẹ, bạn cần chăm sóc mẹ chó bằng cách đảm bảo rằng mẹ chó được cung cấp đủ chất dinh dưỡng để sản xuất sữa cho chó con. Một số nhóm dinh dưỡng cần bổ sung cho chó mẹ như protit gluxit, vitamin nhóm A, nhóm B, khoáng,…Kiêng những đồ ăn có mùi tanh và nhiều dầu mỡ khi chó mẹ còn cho chó con bú. Những đồ ăn này có thể làm chó mẹ bị tiêu chảy, có thể dẫn đến mất sữa hoặc không đủ sữa khiến chó con mới đẻ bị yếu.
- Với mỗi giống chó khác nhau sẽ có những cách chăm sóc đặc biệt khác nhau. Chẳng hạn như các giống chó Phốc, Rotweiller, Cocker Spaniel,… cần cắt đuôi tạo hình khi chó được 7 ngày tuổi. Vì vậy bạn cần bổ sung những thông tin cần thiết để có thể chăm sóc chó con mới đẻ tốt nhất.
- Chó con mới đẻ yếu yếu là một vấn đề nghiêm trọng, và việc chăm sóc chúng đòi hỏi kiến thức và quan tâm đặc biệt. Nếu bạn có thêm bất kỳ thắc mắc hoặc lo lắng nào, hãy tham khảo ý kiến của một bác sĩ thú y để có sự hỗ trợ và chăm sóc chó con tốt nhất.
Bài liên quan


PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC CHÓ CON MỚI ĐẺ BỊ YẾU VÀ NGẠT THỞ

CHĂM SÓC CHÓ CON SƠ SINH: HƯỚNG DẪN ĐẦY ĐỦ TỪ CHUYÊN GIA THÚ CƯNG

CHÓ MẸ BỎ ĂN SAU SINH: NGUYÊN NHÂN, CÁCH XỬ LÝ VÀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG PHÙ HỢP

CHĂM SÓC CHÓ MẸ SAU SINH: HƯỚNG DẪN TẬN TÂM TỪ CHUYÊN GIA CHĂM SÓC THÚ CƯNG

BÍ QUYẾT CHỮA RỤNG LÔNG VÀ DƯỠNG LÔNG CHO CHÓ CƯNG: HIỆU QUẢ VÀ ĐƠN GIẢN
-
Kon Tum đề xuất quy hoạch sân bay Măng Đen theo hình thức PPP
-
Hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ có thể "giảm nhiệt" dần vào cuối năm
-
Shopee, Tiki, Lazada dự kiến vẫn phải nộp thuế thay người bán
-
Giá xăng dầu "kéo" cước dịch vụ vận tải giảm mạnh
-
Thép Hòa Phát: Sản xuất tăng 2% và tiêu thụ tăng 5%
-
8 tháng đầu năm 2022, Quảng Ngãi thu ngân sách đạt hơn 21.000 tỷ đồng
-
Cục Hàng không Việt Nam: Công bố lượng hủy chuyến nhiều nhất của các hãng hàng không
-
Cuộc đua vào thị trường tiềm năng E-logistics