Phát triển năng lượng tái tạo góp phần quan trọng trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia
- Chính sách
- 09:56 28/10/2020
DNHN - Năm 2020 với cú sốc Covid-19 đã khiến cả thế giới lao đao và chịu thiệt hại nặng nề về con người và kinh tế nhưng đồng thời cũng thôi thúc sự chuyển đổi đột phá về tư duy và mô hình phát triển thích ứng. Covid-19 khiến giá dầu lao dốc, giá than giảm ở mức kỷ lục tại Úc, nhưng năng lượng tái tạo là nguồn duy nhất vẫn tăng trưởng.
Năng lượng tái tạo sẽ góp phần trong tăng trưởng kinh tế bền vững.
Nhiệt điện gây ô nhiễm, thuỷ điện đến hạn, điện hạt nhân đứng trước những cảnh báo về thảm hoạ đã đưa tới nhu cầu tất yếu trong việc nghiên cứu, bổ sung và dần thay thế nguồn nhiệt điện, thuỷ điện bằng năng lượng tái tạo từ gió, mặt trời, sinh khối... Thực tiễn phát triển năng lượng tại các nước phát triển cũng cho thấy đây là con đường tất yếu. Nhiều quốc gia đã đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực này từ khá sớm, như tại Thụy Điển, Đan Mạch, Áo, Pháp, năm 2014 năng lượng tái tạo (NLTT) được sử dụng chiếm khoảng 13,4% trên tổng năng lượng tiêu thụ.
Việt Nam là một trong các nước có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng tái tạo như thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt...
Tại Việt Nam, những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành các chính sách và cơ chế để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo như Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, cơ chế hỗ trợ giá mua điện sinh khối, mặt trời, gió. Đồng thời, gia tăng bổ sung vào quy hoạch điện các dự án điện gió, điện mặt trời và chuẩn bị cho cơ chế đấu thầu trong giai đoạn tới.
Trang tin Nikkei Asia cũng đưa tin, Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng gấp hai lần sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2030 nhằm giảm ít nhất 15% khí thải carbon.
Tiềm năng phát triển
Việc phát triển của nguồn năng lượng tái tạo sẽ góp phần quan trọng trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Năng lượng tái tạo sẽ góp phần trong tăng trưởng kinh tế bền vững, đặc biệt là ở cấp quốc gia, bằng cách khai thác các nguồn lực địa phương và tạo ra ngành công nghiệp mới và tạo việc làm. Bởi Năng lượng tái tạo là một nguồn năng lượng bền vững, không thải ra các chất ô nhiễm gây thiệt hại cho môi trường và có thể được khai thác mà không gây tổn hại đến các hệ sinh thái.
Ông Nguyễn Văn Vy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho biết, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo. Thứ nhất, tiềm năng các nguồn thủy điện. Theo quy hoạch bậc thang thủy điện các dòng sông lớn và quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ tại các địa phương đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, Việt Nam có thể phát triển hơn 1.200 dự án thủy điện với tổng công suất khoảng 26.500MW, sản lượng điện sản xuất khoảng 95 - 100 tỷ kWh. Thứ hai là tiềm năng các nguồn điện gió. Hiện tại, các tỉnh, thành phố ven biển và các tỉnh cao nguyên của Việt Nam có tiềm năng phát triển điện gió. Tổng tiềm năng kỹ thuật khoảng 377.000MW, trong đó điện gió trên đất liền khoảng 217.000MW, trên mặt biển khoảng 160.000MW. Thứ ba, tiềm năng các nguồn điện mặt trời. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, nguồn năng lượng mặt trời sử dụng hầu như quanh năm. Tổng tiềm năng điện mặt trời của Việt Nam khoảng 434.000MW. Trong đó, điện mặt trời quy mô lớn mặt đất khoảng 309.000MW, trên mặt nước khoảng 77.000MW, trên mái nhà khoảng 48.000MW và tiềm năng các nguồn năng lượng sinh khối có thể được sử dụng để phát điện với tổng công suất khoảng 8.500MW.
Việt Nam là một trong các nước có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng tái tạo như thủy điện, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối, năng lượng địa nhiệt...
Mở lối cho các chính sách
trong thời gian tới, theo kinh nghiệm của các nước phát triển để có thể phát triển năng lượng tái tạo mạnh mẽ, bền vững thì cần tập trung vào các nội dung chính: chính sách, hạ tầng truyền tải và điều độ vận hành hệ thống điện.
Về chính sách: với các dự án năng lượng tái tạo quy mô công suất lớn sẽ chuyển sang cơ chế đấu thầu. Nhà đầu tư phát triển được lựa chọn sẽ là nhà đầu tư đưa ra giá bán điện từ dự án điện mặt trời mặt đất, điện mặt trời nổi thấp nhất. Thực hiện cơ chế này tuy sẽ mất nhiều thời gian hơn nhưng sẽ công bằng, minh bạch hơn cho các nhà đầu tư, đảm bảo sự hài hòa, cân đối giữa phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo và lưới truyền tải.
Bên cạnh đó, cần thúc đẩy phát triển các hệ thống năng lượng tái tạo phân tán phục vụ nhu cầu tiêu thụ tại chỗ như các hộ tiêu thụ như các khu công nghiệp, hộ tiêu thụ thương mại, dịch vụ, nhà dân... lắp đặt điện mặt trời mái nhà để cung cấp cho chính nhu cầu của mình cùng kết hợp với điện mua từ lưới điện. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam để đảm bảo điện năng lượng tái tạo phát triển bền vững hơn. Đối với một số loại hình NLTT mới ở Việt Nam như điện gió ngoài khơi, điện thủy triều..., tiếp tục nghiên cứu đề xuất cơ chế khuyến khích phát triển phù hợp với tiềm năng, khả năng phát triển ở Việt Nam.
Tăng cường đầu tư nâng cấp, mở rộng hạ tầng truyền tải kết hợp với các hệ thống lưu trữ và tăng cường khả năng điều độ vận hành hệ thống điện, tăng cường kết nối lưới điện khu vực. Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng hấp thụ nguồn điện năng lượng tái tạo, đảm bảo vận hành an toàn, hiệu quả lưới điện.
Vinh Vinh
Tin liên quan
#an ninh năng lượng

An ninh năng lượng và những vấn đề liên quan
Vấn đề về an ninh năng lượng được TS. Nguyễn Đức Hiển - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đề cập tại Diễn đàn “An ninh năng lượng cho phát triển bền vững” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao trong bối cảnh Việt Nam đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 55 ngày 11/2/2019 của Bộ Chính trị về “Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và tiếp tục xác định quan điểm “phát triển nhanh và bền vững” với mục tiêu đến năm năm 2030, trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao như đã nêu tại dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Tiết kiệm năng lượng mang lại lợi ích kép
Diễn đàn “An ninh năng lượng cho phát triển bền vững” diễn ra sáng ngày 22/12 do Ban kinh tế Trung ương, Vụ Dầu khí và Than (Bộ Công thương) tổ chức giúp các cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh hơn về vấn đề an ninh năng lượng; thảo luận về tác động, thách thức mà các doanh nghiệp đang gặp phải từ đó định hướng cho các doanh nghiệp trong việc phát triển bền vững...

Bao giờ Việt Nam tự chủ công nghệ sản xuất năng lượng?
Ngành năng lượng của Việt Nam vẫn đang phụ thuộc vào công nghệ của nước ngoài, phần lớn là nhập từ Trung Quốc. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới giá thành sản xuất điện, mà còn liên quan tới an ninh năng lượng.
Đọc thêm Chính sách
Hải quan Quảng Ninh nâng cao kiến thức xử lý nghiệp vụ
Nhằm nâng cao kiến thức nghiệp vụ Hải quan Quảng Ninh có đợt tập huấn nâng cao trình độ, năng lực và khả năng xử lý tình huống trong công tác kiểm tra sau thông quan cho cán bộ công chức, đảm bảo việc thực hiện thống nhất các quy định.
Phạt đến 80 triệu đồng khi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi
Ngày 01/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 14/2021/NĐ-CP về việc quy định xử phạt hành chính về chăn nuôi.
9 nhóm nhiệm vụ của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030
Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2019, theo đó, Chương trình tập trung vào 09 nhóm nhiệm vụ chủ yếu.
Hình thành mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo hướng mở
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thông qua đề nghị quản lý hải quan hàng xuất, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử
Chính phủ vừa thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được giao dịch qua thương mại điện tử.
Cả nước có 370 khu công nghiệp tính đến cuối tháng 2
Các KCN được thành lập trên 61 tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế của các vùng.
Việc tổng điều tra doanh nghiệp năm 2021 là cuộc điều tra phức tạp
Theo Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra kinh tế năm 2021 nói chung và điều tra doanh nghiệp năm 2021 nói riêng là cuộc điều tra phức tạp.
Hà Tĩnh: Hải quan Cầu Treo thu ngân sách hai tháng đầu năm tăng mạnh
Thống kê từ Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tính đến ngày 25/2, đã tiếp nhận làm thủ tục bộ tờ khai hải quan tăng 44% so với cùng kỳ năm 2020, tổng kim ngạch XNK đạt 54,37 triệu USD tăng 101,37% so với cùng kỳ năm trước.
Những Thông tư mới có hiệu lực từ đầu tháng 3/2021
Sau dịp Tết Nguyên đán vừa qua, tháng 3/2021 là thời điểm có hiệu lực của nhiều quy định pháp luật mới. Trong đó, có thể kể đến như thời hạn bảo hiểm xe máy bắt buộc kéo dài 03 năm, giáo viên các cấp được tăng lương…
Phú Thọ: Lại ra văn bản cho phép quán bar, vũ trường, karaoke... hoạt động trở lại bình thường
Trước đó, ngày 25/2, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành văn bản số 646/UBND-KGVX về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 sau dịp Tết Nguyên đán.