Phát triển bền vững các ngành sản xuất - Ứng dụng chuyển đổi số
- Doanh nghiệp
- 11:36 23/07/2018
Thực hiện chuyển đổi số là yêu cầu cấp thiết đối với các nhà sản xuất trên thế giới. Tại Việt Nam, quá trình này đã và đang được nhiều DN thực hiện với kết quả bước đầu khả quan.
Dây chuyền hiện đại ứng dụng chuyển đổi số của STK
Hướng đi tất yếu
Chia sẻ tại hội thảo về chuyển đổi số trong các ngành sản xuất diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh mới đây, TS. Trần Viết Huân - Chuyên gia chuyển đối số của Microsoft Khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC) - cho biết: Chuyển đổi số là hướng đi tất yếu trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt và trong quá trình chuyển đổi số dữ liệu là quan trọng nhất. Nghiên cứu của Microsoft cho thấy, vào năm 2020, sẽ có 70% nhà sản xuất đi đầu trong ứng dụng chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc ứng dụng này sẽ giúp họ tăng 30% doanh thu, giảm 30% chi phí.
Liên quan đến vấn đề này, GS -TS. Hồ Tú Bảo - chuyên gia của Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản - thông tin: Để làm ra máy có những chức năng thông minh, yếu tố cơ bản là khai thác dữ liệu. Ứng dụng trong sản xuất hay mọi lĩnh vực của đời sống đều cần dữ liệu để ra những quyết định, vì vậy trí tuệ nhân tạo (AI) là phổ biến nhất. Mặc dù vậy, theo GS -TS. Hồ Tú Bảo, hầu hết các DN Việt còn rất yếu trong việc xây dựng nguồn dữ liệu. Ngoài ra, còn nhiều rào cản khiến các DN Việt Nam chưa sẵn sàng để chuyển đổi như hạ tầng số chưa được nhận thức ở mọi cấp, dữ liệu quốc gia và địa phương còn thiếu... Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao - nêu quan điểm, DN Việt ngại chuyển đổi số bởi vấp phải các vấn đề về chi phí, nhân lực vận hành hệ thống công nghệ và vấn đề bảo mật dữ liệu khi vận hành hệ thống.
Những bước đi thành công
Là DN ứng dụng thành công AI vào sản xuất, ông Lê Văn Quang - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú - chia sẻ: Công ty đã tìm đến giải pháp AI nhằm cắt giảm lao động. Đơn cử trước đây, nếu chưa áp dụng AI, một ao tôm cần tới 2 người quản lý, khi áp dụng AI thì 1 người sẽ quản lý được 50 ao tôm. Ngoài ra, khi áp dụng công nghệ này, việc phân loại tôm chính xác hơn dựa trên xác định màu sắc, lượng nước trong con tôm thông qua máy quét thay vì phân loại thủ công như trước đây.
Công ty CP Sợi Thế Kỷ (STK) là DN dệt điển hình về "số hóa" trong sản xuất. Theo ông Đặng Triệu Hòa - Chủ tịch HĐQT STK - từ nhiều năm trước, STK đã chú trọng đầu tư hệ thống thông tin quản lý nguồn lực DN (ERP). Hệ thống này giúp STK hợp lý hóa quy trình kinh doanh, thúc đẩy sự hợp tác của các phòng, ban, tối đa hóa hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường và kiểm soát chặt chẽ tình hình tài chính. Hiện, STK đang tiếp tục hành trình hướng tới tích hợp và kết nối lại toàn bộ quy trình trong nhà máy thông qua hệ thống POC và trên nền tảng công nghệ này tiến hành phát triển thêm các Apps...
Sự đầu tư bài bản đã giúp doanh thu, lợi nhuận của STK tăng đều qua từng năm. Đặc biệt, trong nửa đầu năm nay, dù thị trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, song với sản phẩm chất lượng, giá cạnh tranh, STK vẫn đạt kết quả ấn tượng: Doanh thu 6 tháng ước đạt 1.179 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế khoảng 83 tỷ đồng.
Minh Long - Mai Ca
Tin liên quan
- Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo trong năm 2021 sẽ tiếp tục khởi sắc
- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tiến hành rà soát, tháo gỡ khó khăn nguồn lực đất đai
- Lỗ hổng phần mềm VMware gây nguy cơ cao cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
- Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản mang thương hiệu của Việt Nam
#Chuyển đổi số

Chuyển đổi số: Yếu tố then chốt cho Việt Nam phục hồi sau Covid-19
Chuyển đổi số được coi là yếu tố chìa khóa ảnh hưởng tới sự hưng thịnh hay lụi tàn của các doanh nghiệp và việc kinh doanh trong tương lai. Mặc dù việc ứng dụng chuyển đổi số có thể phải đồng nghĩa với nguy cơ đánh đổi các chính sách về an ninh quốc gia và doanh nghiệp, việc ứng dụng nhanh và đi trước các quốc gia khác sẽ đem lại lợi ích to lớn đối với Việt Nam.

Chuyển đổi số: Chìa khóa giúp các DN thoát hiểm và bứt tốc trên hành trình phát triển sau Covid-19
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, để doanh nghiệp có thể thoát hiểm và bứt tốc, không còn con đường nào khác là phải thay đổi phương thức kinh doanh truyền thống sang chuyển đổi số, thương mại điện tử. Kinh tế số đã trở thành một xu thế tất yếu đối với các quốc gia trên giới. Trước nỗi lo bị khối ngoại chiếm lĩnh thị trường, các DN Việt cần làm chủ công nghệ và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực của mình.

Chuyển đổi số: Chìa khóa giúp các doanh nghiệp thoát hiểm và bứt tốc trên hành trình phát triển
Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP đến năm 2025. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, để doanh nghiệp có thể thoát hiểm và bứt tốc, không còn con đường nào khác là phải thay đổi phương thức kinh doanh truyền thống sang chuyển đổi số, thương mại điện tử. Kinh tế số đã trở thành một xu thế tất yếu đối với các quốc gia trên giới.

Chuyển đổi số: Giờ vàng đã điểm
Kinh tế số đang ngày càng phổ biến và là xu hướng tất yếu đối với bất cứ quốc gia hay doanh nghiệp nào nếu không muốn tụt lại phía sau. Và đây chính là thời điểm vàng để các doanh nghiệp chuyển đổi số.

Chuyển đổi số trong công tác điều hành quản trị doanh nghiệp
Chuyển đổi số là con đường duy nhất để doanh nghiệp có thể phát triển và cạnh tranh bền vững với chi phí tiết kiệm nhất. Mục tiêu chương trình chuyển đổi số quốc gia đưa ra là nâng tổng số doanh nghiệp chuyển đổi số từ 50.000 lên 100.000 trong vòng 5 năm tới, bởi những lợi ích to lớn mà chuyển đổi số mang lại.

Dịch bệnh và cơ hội thúc đẩy 'số hóa' nông nghiệp
Trong giai đoạn kinh tế suy giảm do tác động của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp đã phải đi vay “tín dụng đen” để có nguồn tài chính duy trì hoạt động. Trong khi đó, có những doanh nghiệp vẫn tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu trong quí 1-2020. Điều đó có nghĩa, Covid-19 vừa tạo ra nguy cơ nhưng cũng tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp thay đổi toàn diện.
Đọc thêm Doanh nghiệp
Kinh doanh hiệu quả năm 2021
Làm thế nào để kinh doanh năm 2021 có hiệu quả? Theo dõi xu hướng và áp dụng vào chiến lược bán hàng như thế nào? Ba lời khuyên dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp đi tìm lời giải đáp.
Học tập doanh nghiệp Mỹ sử dụng dữ liệu tăng hiệu quả hoạt động
Các công ty hiện có mạng lưới dữ liệu lớn hơn và có thể linh hoạt sử dụng theo vô vàn phương thức khác nhau. Thay vì đưa ra chính sách tốn kém giải quyết khủng hoảng, các tổ chức ngày nay tìm tòi những cách sáng tạo để khai thác tập dữ liệu.
Tập đoàn Hòa Phát sản xuất container?
Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đang tuyển dụng nhân sự để phục vụ việc sản xuất vỏ container trong bối cảnh tình trạng thiếu thiếu hụt container đang hết sức trầm trọng, giá cước vận tải biển tăng gấp nhiều lần.
Đông Triều xử phạt 15 triệu với quán bia mở cửa vi phạm phòng chống dịch Covid-19
Do chủ quan và vì lợi nhuận, quán bia hơi tại phường Mạo Khê bất chấp lệnh tạm dừng kinh doanh trong công tác phòng chống dịch Covid-19 vẫn mở cửa phục vụ tốp khách và bị cơ quan chức năng xử phạt.
Traveloka lên kế hoạch mở rộng fintech trong khu vực trước niêm yết 2021
Traveloka, startup du lịch lớn nhất Đông Nam Á có kế hoạch tung ra các dịch vụ tài chính tại thị trường Thái Lan và Việt Nam khi niêm yết tại Mỹ.
Vietnam Airlines đề xuất đầu tư 9.900 tỷ vào dự án sân bay Long Thành
Đây là định hướng trong chiến lược phát triển giai đoạn từ năm 2021-2030 của Vietnam Airlines và các đơn vị thành viên.
Linh hoạt trong kinh doanh mùa COVID
Bất chấp diễn biến phức tạp của đại dich, nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp đã ngay lập tức tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới ngay sau khi công ty phải đóng cửa vì COVID.
Doanh nghiệp nỗ lực sáng tạo trong giai đoạn Covid-19
Thực tế cho thấy, trong giai đoạn COVID-19 bùng phát, các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng nhanh nhạy chưa từng có trong việc phát triển các sản phẩm công nghệ số phòng chống COVID-19 và chuyển đổi cuộc sống sang trạng thái bình thường mới...
Công ty cổ phần Phát triển TN phát hành lô trái phiếu trị giá 1.500 tỷ đồng
Bí ẩn doanh nghiệp từng sở hữu khách sạn Hilton Hà Nội mua lại toàn bộ nợ trái phiếu dù mới phát hành với kỳ hạn 10 năm nhưng chỉ sau 2 năm rưỡi đã mua lại toàn bộ.
Các đại gia thực phẩm chen chúc làm cà phê hòa tan: Vinamilk và NutiFood nhiều năm loay hoay, KIDO vẫn "nhảy" vào
Trong Báo cáo tài chính mới nhất của mình, Tập đoàn KIDO tiết lộ họ sẽ ra mắt sản phẩm cà phê hòa tan ở thị trường Việt Nam trong năm 2021...