Độc đáo nghề dệt thổ cẩm

16:59 21/04/2022

Từ đôi tay khéo léo của những con người dân tộc Cơtu đã tạo ra vô số sản phẩm độc đáo. Những sản phẩm đó đã được bảo lưu nét tinh hoa văn hóa truyền thống có giá trị, trong đó có nghề dệt và trang phục. Đây là một trong những thành tố góp phần hình thành không gian văn hóa đặc sắc của tộc người Cơtu.

Từ thời xa xưa những người dân Cơtu sống trên dãy trường sơn đã sử dụng trang phục bằng vỏ cây. Áo vỏ cây chính là tiền thân của trang phục. Trang phục bằng vỏ cây có ảnh hưởng sâu sắc đến tập quán ăn mặc, định hình nên truyền thống, phong cách trang phục của các dân tộc. Hiện nay về mặt loại hình, kiểu khố, áo, váy, chăn của các tộc người không khác cơ bản với kiểu khố, áo, váy, chăn làm bằng vỏ cây của tổ tiên họ trước kia.

Ảnh minh họa
Nét đẹp văn hoá từ trang phúc đến tiếng nói vẫn được người dân Cơtu giữ gìn phát huy truyền thống cha ông để lại.

Nhắc đến nghề dệt của người Cơtu người ta không biết được hình thành từ khi nào chỉ biết nghề dết thổ cẩm nơi đây có từ rất lâu. Những cây bông vải nguyên thuỷ mọc ở trong rừng, được đồng bào mang về trồng trên rẫy và nhân giống, thuần hoá thành cây bông bản địa hiện nay. Sau khi thu hoạch bông vải, đồng bào chế biến, nhuộm màu để làm nguyên  liệu và đưa vào khung dệt tạo ra các sản phẩm. Làng dệt thổ cẩm Công Dồn là làng dệt duy nhất trong khu vực còn có nghề trồng bông dệt vải theo cách cổ truyền. Kết hợp học hỏi kỹ năng dệt của dân tộc cận cư đã hình thành nên làng dệt ngày nay.

Ảnh minh họa
Người Cơtu sử dụng trang phục bằng vỏ cây ao vỏ cây chính là tiền thân của trang phục ngày nay.

Sau khi thu hoạch bông vải người Cơtu bảo quản bông cũng như tạo ra nhiều công cụ khác nhau để chế biến sợi như: công cụ tách hạt, dụng cụ bật bông, que quấn bông, máy se sợi, Khung quấn sợi thô, công cụ tạo búp sợi... Để sản phẩm dệt cần có sắc màu phong phú nên đồng bào cất công đi tìm những nguyên liệu tạo màu sẵn có trong tự nhiên để làm cho sợi trở thành các màu đặc trưng, độc đáo mang đậm sắc thái dân tộc. Việc nhuộm màu các loại sợi trước khi dệt là khâu quan trọng tạo nên sắc màu truyền thống. Càng về sau, bảng màu của đồng bào càng phong phú hơn nhờ trao đổi sợi bông với các dân tộc khác và sợi chỉ, sợi len ngoài thị trường. 

Ảnh minh họa
Người dân Cơ tu tạo ra các dụng cụ dệt, lưu giữ các sản phẩm truyền thống.

Hiện nay rất nhiều dân tộc anh em bị thất truyền trang phục của dân tộc mình nhưng người dân Cơtu nhờ có nghề dệt mà trang phục dân tộc vẫn được bảo lưu, giữ gìn ở hầu hết các thôn bản vẫn còn nghề trồng bông, kéo sợi, chế biến sợi, dệt vải theo lối cổ truyền. Hiện nay, các làng dệt thổ cẩm Cơ-tu đang được khôi phục và phát triển như: thôn Zara, xã Tàbhing; thôn Côngdồn, xã Zhuôi; Thôn Bhơhôông, xã Sôngkôn; thôn Achinr, xã Atiêng (Tây Giang)... Điều đáng mừng là nghề dệt cổ truyền của người Cơ-tu đã được đưa vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia vào tháng 8/2014. Đây không chỉ là niềm vinh dự của đồng bào dân tộc Cơtu nói riêng mà còn là niềm tự hào của bà con đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Nam nói chung.

Vũ Tiến