Pan Zhengmin - người chuyển hướng từ sinh viên sư phạm tới tỷ phú ngành công nghệ Trung Quốc
- 16
- Hồ sơ doanh nhân
- 08:35 20/01/2022
DNHN - Trong thời đại bùng nổ thị trường smartphone, Pan Zhengmin đã mở ra loại hình kinh doanh phù hợp và kiếm được rất nhiều tiền từ nó. Ông là nhà đồng sáng lập AAC Technologies, một trong những công ty linh kiện điện tử nổi tiếng ở Thâm Quyến, theo Success Story.

Ông Pan Zhengmin sinh năm 1969 tại tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Khác với hình dung của nhiều người về việc ông được đào tạo trong ngành kỹ thuật hoặc điện tử, Zhengmin lại theo học và tốt nghiệp ngành sư phạm Toán tại trường cao đẳng sư phạm TP. Vũ Tiến (tỉnh Giang Tô) năm 1987.
Sau khi ra trường và làm nghề giáo viên dạy môn Toán một thời gian, ông nhận ra bản thân không thật sự phù hợp với nghề "gõ đầu trẻ" chút nào. Đây cũng chính là thời điểm bùng nổ các thiết bị điện tử trên phạm vi toàn cầu, và bằng trực giác nhạy bén của mình, ông đã nhìn thấy trước cơ hội hái ra tiền cho lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử ở thị trường tỷ dân của Trung Quốc.
Tuy nhiên, giảng dạy không phải là những gì ông hướng đến. Trong những năm sau khi ông tốt nghiệp là thời kỳ mà các thiết bị điện tử bùng nổ. Ông Pan Zhengmin đã nhìn thấy trước cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực này.
Ông cùng với vợ Ingrid Chunyuan Wu, đồng sáng lập AAC Technologies Group vào năm 1993. Với AAC, ông bắt đầu cung cấp nhiều loại linh kiện điện tử, bao gồm loa, micrô, ăng-ten, máy thu,… Sau đó, ông còn sản xuất máy tính bảng và điện thoại thông minh, bao gồm cho cả Apple.
Ngày nay, ông giữ vai trò Giám đốc điều hành công ty, đồng thời chịu trách nhiệm đưa ra các phương án, định hướng chiến lược và kinh doanh cho tập đoàn. Ông giám sát sự phối hợp giữa phát triển và nghiên cứu, tiếp thị và bán hàng, sản xuất,...
Vợ ông, bà Ingrid, hiện cũng giữ vai trò cấp cao trong bộ phận lãnh đạo của AAC và cũng là thành viên của ủy ban kiểm toán công ty. Ngoài ra, bà còn giữ vị trí giám đốc một số công ty con.

AAC Technologies được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hong Kong vào năm 2005. Kể từ đó, công ty đã trở thành một trong những nhà sản xuất linh kiện vi mô thành công nhất Trung Quốc cho đến nay.
Công ty giống như một trạm trung chuyển về linh kiện điện tử, bao gồm cả âm học, quang học, ăng-ten, cảm ứng quang học, pin Li-ion,… Trước đó, AAC chỉ là một giấc mơ đối với Pan Zhengmin, nhưng giờ đây, ước mơ đã trở thành hiện thực trị giá hàng tỷ USD.
Bên cạnh thị trường nội địa Trung Quốc, AAC Technologies cũng thực hiện nhượng quyền với hàng trăm nhà sản xuất trên thế giới, chiếm khoảng 40% thị phần toàn cầu. Thương hiệu AAC Technologies thậm chí cũng xuất hiện tại Việt Nam.
Cuối tháng 12/2017, Công ty TNHH AAC Technologies Việt Nam đã tổ chức lễ khởi công xây dựng dự án Nhà máy AAC Technologies Vĩnh Phúc có tổng mức đầu tư khoảng 35 triệu USD. Đây là nhà máy thứ hai của AAC Technologies tại Việt Nam chuyên sản xuất, lắp ráp Module âm học siêu nhỏ và các dây chuyền sản xuất khác đáp ứng nhu cầu thị trường linh kiện điện tử đang ngày càng nóng lên ở quy mô toàn cầu. Trước đó, AAC Technologies Việt Nam đã có mặt tại khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Ngoài ra, một trong những khách hàng lớn của công ty không thể không kể đến gã khổng lồ trong ngành điện thoại di động toàn cầu, Apple.
Theo bảng xếp hạng tỷ phú của Forbes, ông Pan Zhengmin và gia đình hiện sở hữu khối tài sản ròng lên tới 2,8 tỷ USD, đứng thứ 891 trên thế giới. Bên cạnh đó, ông cùng gia đình từng đứng ở vị trí 157 trong top những người giàu nhất Trung Quốc năm 2020 và 32 trong số những tỷ phú công nghệ hàng đầu thế giới năm 2017.
Năm 2021 là một năm khó khăn với ngành linh kiện điện tử nói chung và AAC Technologies nói riêng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ cuộc khủng hoảng chip toàn cầu.
Theo Asia Nikkei, nhà cung cấp của Apple đã báo cáo mức lãi ròng 9 tháng đầu năm 2021 tăng so với cùng kỳ năm trước nhờ kết quả kinh doanh đầu năm tốt. Tuy nhiên chỉ tính riêng trong quý III, lợi nhuận của công ty đã giảm so với cùng kỳ năm 2020.
Công ty đã đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến sự lao dốc, bao gồm sự sụt giảm đáng kể trong lãi ngoại hối. Ngoài ra, công ty cho rằng sự gián đoạn tỏng chuỗi cung ứng toàn cầu và những khó khăn ở riêng Trung Quốc là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận.
"Chi phí hoạt động tăng cao, nhu cầu của khách hàng sụt giảm và việc hủy bỏ một số mẫu điện thoại nhất định đã dẫn đến sự khó khăn của công ty tại thị trường Trung Quốc", địa diện AAC Technologies chia sẻ.
My An (t/h)
Bài liên quan
#doanh nhân

Doanh nhân tìm cách mang tiền về cho quốc gia
Nhiều năm qua ông “vua hàng hiệu” Johnathan Hạnh Nguyễn vẫn kiên trì đeo đuổi ý tưởng về việc xây dựng và phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, như một cách xây tổ cho “đại bàng chúa” hạ cánh, để dòng tiền cũng theo đó bay về…

Kiran Mazumdar-Shaw: Bạn phải hiểu tại sao mình thất bại và nỗ lực để mọi người có thể đặt niềm tin vào bạn
Nữ doanh nhân Kiran Mazumdar-Shaw nổi tiếng toàn cầu bởi thành công trong sự nghiệp và những cống hiến làm thay đổi nền y tế Ấn Độ...

Con đường phát triển sự nghiệp và bứt phá thời đại dịch của CEO Vikash Jaiswal
Vikash Jaiswal là Nhà sáng lập và Giám đốc của Gametion Technologies Private Limited - công ty sáng tạo ứng dụng trò chơi nổi tiếng với cái tên Ludo King dành cho hệ điều hành Android và IOS.

Chân dung bà Nguyễn Thị Thanh Huyền ngồi ghế Phó Chủ tịch DIC Corp
Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) vừa công bố thay đổi nhân sự trong Hội đồng quản trị công ty. Cụ thể, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch HĐQT và thôi giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc công ty kể từ ngày 18/2.

Hành trình kiến tạo doanh nghiệp triệu USD của nhà sáng lập thương hiệu Pink Lily
Từ việc không thể tìm được đồ như mình mong muốn trên eBay, Tori đã nảy ra ý tưởng buôn bán quần áo thời trang cho phụ nữ trên nền tảng này. 10 năm sau, công việc kinh doanh đã phát triển thành một doanh nghiệp có doanh thu hơn 140 triệu USD với thương hiệu Pink Lily. Đồng thời, cô và chồng - Chris, đồng sáng lập thương hiệu, có 3,6 triệu người theo dõi trên mạng xã hội.

"Elon Musk người Nga" Mikhail Korkorich
Không giống như Elon Musk của Tesla, Mikhail Korkorich không đứng đầu một công ty xe điện nào, nhưng hai người có cùng điểm chung là đều mong muốn phát triển một ngành công nghiệp vũ trụ bền vững dựa trên các phương tiện có thể tái sử dụng.
Đọc thêm Hồ sơ doanh nhân
Tân Tổng giám đốc Viettel Post Hoàng Trung Thành: Thúc đẩy Viettel Post chuyển đổi số nhanh nhất
Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post, Upcom: VTP) vừa có thông báo về việc thay đổi nhân sự cấp cao tại công ty này. Cụ thể, ông Hoàng Trung Thành sẽ đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Viettel Post kể từ ngày 18/05/2022.
Bà Trần Anh Đào giữ chức Tổng giám đốc HoSE
Bà Trần Anh Đào là thế hệ nhân sự đầu tiên vận hành HoSE từ 7/2000. Giữa năm 2013, bà được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc phụ trách mảng đấu giá và quản lý niêm yết cho đến nay.
Doanh nhân Lê Hùng Anh, CEO BIN Corporation Group: "Muốn xuất khẩu áo ấm, phải trải nghiệm mùa đông"
Lê Hùng Anh khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, từng thất bại nhiều lần trước khi gây dựng thành công BIN Corporation Group tại nhiều quốc gia. Theo ông Lê Hùng Anh, chìa khóa thành công khi kinh doanh tại thị trường quốc tế chính là phương pháp tiếp cận. Muốn cung cấp sản phẩm dịch vụ ở quốc gia nào đó, mỗi startup phải hiểu khách hàng ở đó cần gì, văn hóa, thói quen, tính cách đặc trưng của họ ra sao,…
Doanh nhân Nguyễn Đỗ Lăng, vị đại gia đứng sau hệ sinh thái Apec làm gì để giá trị tài sản đã tăng rất nhanh?
Năm 2021 là một năm thành công với ông Nguyễn Đỗ Lăng, vị đại gia đứng sau hệ sinh thái Apec với giá trị tài sản tăng rất nhanh. Hiện nay, ông Nguyễn Đỗ Lăng cũng nằm trong top 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, Apec còn từng có dự định hướng tới một công ty khác vốn lên đến 10.000 tỷ đồng.
Doanh nhân Thái Hương được vinh danh Top 10 Phụ nữ vì sự phát triển bền vững
Ngày 9/5/2022, tại Singapore, bà Thái Hương - Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH (đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK) đã được CSRWorks International vinh danh là một trong 10 lãnh đạo nữ tại châu Á trong danh sách những “Phụ nữ vì Phát triển Bền vững” (Asia’s Top Sustainability Superwoman 2021), ghi nhận những thành tựu của bà trong hành trình dẫn dắt phát triển bền vững trong doanh nghiệp cũng như những đóng góp cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, xã hội, môi trường.
William Hiếu Nguyễn - Tập đoàn IPPG: Niềm tự hào thế hệ kế cận thứ hai của vợ chồng “vua hàng hiệu”
Hôm 7/5, William Hiếu Nguyễn xuất hiện khá chững chạc trong vai trò là người đại diện cho IPPG, thay mặt Chủ tịch Tập đoàn là bố mình - ông Johnathan Hạnh Nguyễn để cắt băng khánh thành Trung tâm trí tuệ nhân tạo (AIC) đầu tiên tỉnh Lâm Đồng.
Ông Kim Byoungho - tân Chủ tịch Hội đồng quản trị HDBank: Đưa các chuẩn mực quốc tế tốt nhất vào công tác quản trị
HDBank vừa công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị (HĐQT) bầu ông Kim Byoungho – thành viên HĐQT độc lập giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị HDBank từ ngày 29/4/2022, với kế hoạch đưa ngân hàng vào giai đoạn phát triển mới, hội nhập mạnh mẽ hơn.
Tiềm lực của IDS Equity Holdings - ông chủ mới của Ocean Group
Sau nhiều năm cuộc chiến nội bộ cổ đông tại Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group) đã có kết quả với phần thắng nghiêng về IDS Equity Holdings - một quỹ đầu tư với nhiều thành viên HDQT là người Nhật.
Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam: 3 chữ C để thành công
Trên hành trình gần 40 năm gắn với một ngành nghề đặc thù (kiểm toán) và gần 30 năm ở vị trí lãnh đạo cấp cao của công ty, bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam không chỉ mang theo mình 3 chữ C để thành công, không chỉ duy trì sự bền bỉ qua năm năm tháng, mà còn chia sẻ những giá trị này và coi đó là một cầu nối để dẫn dắt những thế hệ của Deloitte Việt Nam trong việc kiến tạo những giá trị ảnh hưởng cho khách hàng và cộng đồng.
Chân dung ông Vũ Đình Độ tân Chủ tịch HĐQT "trùm BOT" Tasco
Mới đây, ông Vũ Đình Độ - Chủ tịch Nhựa Đồng Nai vừa được bầu làm Chủ tịch HĐQT Tasco nhiệm kỳ 2022-2027, thay ông Hồ Việt Hà. Ông Vũ Đình Độ đã nhận được 100% phiếu bầu từ các thành viên HĐQT sau khi kết thúc phiên họp thường niên của Tasco chiều 29/4. Ông Hồ Việt Hà vẫn giữ vai trò thành viên HĐQT Tasco nhiệm kỳ mới.