Thưa bà, nhiều người thì nói là phụ nữ làm nghiên cứu thường rất khô khan, thêm vào đó, phụ nữ làm quản lý lại rất khó tính. Tiến sĩ có thấy thế không, hoặc có ai nhận xét tiến sĩ vậy không?

Khi được phân công giữ vị trí quản lý, điều đầu tiên tôi nghĩ đến không phải là phương thức, cách thức quản lý, mà tôi nghĩ đến nguyên tắc lãnh đạo. Tôi cho rằng, lãnh đạo là nữ giới sẽ có sự đồng cảm nhiều hơn, đặc biệt là với chị em nữ giới. Thời gian tôi làm Cục trưởng Cục đăng ký kinh doanh, nhiều chị em cũng chia sẻ: “Khi chị mới về chúng em cũng rất lo vì thường nghe nói sếp nữ thường khó tính, không tạo điều kiện cho chị em”. Tuy nhiên, sau quá trình 5 năm, chị em đều cảm thấy happy, và tôi mong anh em nam giới cũng cảm thấy điều đó. Bởi vì có sự cảm thông nên khi nữ giới làm lãnh đạo, tôi cho đó là thế mạnh. Còn nói về người làm nghiên cứu có khô khan không thì tôi cho rằng, trong bất cứ công việc nào đều có tính nhân văn, tính nhân văn sẽ biến những việc khô khan thành không khô khan. Ví dụ như khi xây dựng chính sách cho phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, những chính sách đó không những có thể tác động đến cuộc sống của những người phụ nữ, mà còn tác động đến gia đình của họ và đến cả những đứa trẻ nữa. 

Vision care, Forehead, Hair, Glasses, Eyebrow, Sleeve
Yellow, Font
Nhận nhiệm vụ thủ lĩnh của 1 think tank đầu ngành về kinh tế và cũng là nữ viện trưởng đầu tiên của CIEM, bà có cảm thấy áp lực?

Công việc nào cũng có áp lực. Tất nhiên khi về Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cơ quan nghiên cứu đầu ngành của Đảng, Chính phủ, áp lực lại càng lớn hơn. Ngay từ những ngày đầu tiên khi chúng ta thực hiện đổi mới từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường, CIEM đã được giao những nhiệm vụ rất quan trọng trong việc thiết kế, triển khai các chương trình cải cách liên quan đến chuyển đổi kinh tế. Những đóng góp của viện từ khi thành lập đến nay đã chứng minh viện đóng 1 vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chuyển đổi đó. Vì vậy khi được làm viện trưởng của CIEM, trọng trách rất lớn, áp lực cũng nhiều. Song bản thân tôi quan niệm, trong áp lực sẽ tạo ra cơ hội và tôi luôn dặn mình phải không ngừng nỗ lực.

Tôi còn nhớ khi về CIEM là vào tháng 12, tháng cuối năm và cũng là tháng nhiều công việc nhất. Lúc đó tôi nghĩ, được về CIEM là được đắm mình vào công việc nên dù mệt mỏi, vất vả nhưng tôi thật sự cảm thấy rất vui khi mình hoàn thành công việc trong thời gian rất ngắn như thế. Và vui hơn nữa là tôi luôn nhận được sự ủng hộ của anh em đồng nghiệp.

Năm 2020 là một năm thật sự khó khăn cho cả nền kinh tế Việt Nam và thế giới, song viện cũng đã có được những kết quả ban đầu, cùng với đội ngũ cán bộ trong viện có những tham vấn cho bộ Kế hoạch Đầu tư và Chính phủ, từ đó phần nào đóng góp vào những thành tích kinh tế chúng ta có được trong năm 2020 vừa qua.

Đạt được nhiều thành công trong công việc, sau những vinh quang ấy, có những nốt lặng nào không, thưa bà?

Cũng có nhiều nốt lặng, có những nốt thăng, có những nốt trầm. Vấn đề là mình đối diện với những nốt lặng đó như thế nào. Tôi thường có cách tiếp cận tích cực, khi đó những khó khăn nhất, những nốt lặng sâu nhất thì mình vẫn có được niềm tin để vượt qua. 

Picture frame, Smile, Houseplant, Shelf, Bookcase, Shelving
Rectangle, Yellow, Happy, Font
 Dưới sự điều hành của bà, CIEM sẽ thay đổi và phát triển như thế nào để đáp ứng sự biến đổi nhanh và liên tục như hiện nay, thưa bà?

CIEM với chức năng là cơ quan nghiên cứu và tham mưu về lĩnh vực kinh tế sẽ vẫn theo đuổi con đường nghiên cứu để phục vụ trực tiếp cho việc tăng trưởng kinh tế, đặc biệt khi chúng ta vừa kết thúc Đại hội Đảng XIII với những văn kiện, chiến lược rõ ràng thì nhiệm vụ của viện phải có những tư vấn cho Bộ Kế hoạch Đầu tư, cho Chính phủ để có được một chương trình cải cách phát triển kinh tế. Ví dụ như các nội dung liên quan đến thúc đẩy 3 đột phá chiến lược với những nội hàm mới, hay những vấn đề liên quan đến cơ cấu lại nền kinh tế trong giai đoạn 2021-2025, hay việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ra sao để tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp tư nhân…

CIEM có lợi thế là không đơn thuần là cơ quan nghiên cứu khoa học thuần tuý mà CIEM lại gắn với tư vấn chính sách, việc theo dõi triển khai thực hiện và đánh giá những chính sách đó. Những nghiên cứu của CIEM được đưa vào thực tiễn rồi lại từ những đánh giá thực tiễn đó là những chất liệu quan trọng cho công tác nghiên cứu của mình.

 
Font
 

Thưa tiến sĩ Trần Thị Hồng Minh, phụ nữ ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nhiều lĩnh vực trong đó có kinh tế. Bà nhìn nhận như thế nào về đội ngũ nữ doanh nhân của Việt Nam?

Cùng với sự phát triển của đất nước, sự phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam thì doanh nghiệp nữ đã có sự phát triển hùng hậu về số lượng và chất lượng. Hiện nay có tới 200.000 doanh nghiệp do nữ làm chủ trên tổng số 800.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Một tỉ lệ cao nhất từ trước đến nay. So với thế giới, tỉ lệ nữ của Việt Nam tham gia các ban lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp cũng ở mức khá cao. So sánh trong các nước ASEAN, chúng ta đứng thứ 2 với tỉ lệ 36%, chỉ sau Philipines. Trong khối doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tỉ lệ phụ nữ ở vị trí lãnh đạo cũng ở mức khá cao khoảng 36%. Ở mức hộ kinh doanh, tỉ lệ phụ nữ làm chủ lên tới 50%. Tôi cho rằng, đó là những bằng chứng thuyết phục về sự tham gia của phụ nữ trong phát triển kinh tế, cũng như vai trò của phụ nữ trong lãnh đạo doanh nghiệp. 

Product, Shelf, Human, Chair, Plant, Bookcase, Publication
Tỉ lệ nữ doanh nhân có xu hướng tăng qua các năm và các “nữ tướng” của Việt Nam ngày càng thể hiện được bản lĩnh của mình khi lèo lái các doanh nghiệp với quy mô lớn. Tuy nhiên, tỉ lệ nữ doanh nhân hiện nay vẫn còn ở mức thấp. Theo bà, có những rào cản nào các nữ doanh nhân phải đối mặt khi tham gia thương trường?

Tôi thấy rằng ở thời điểm hiện nay, có nhiều quy định, thể chế và cơ hội, bình đẳng cho phụ nữ, tuy nhiên ở mức độ nào đó vẫn có hạn chế mà chúng ta hay gọi là “bức tường kính”, ngăn cản sự tiến bộ của phụ nữ nói chung. Song về phía nữ doanh nhân, tôi không nhận thấy những khó khăn quá rõ ràng khiến họ bị ngăn cản khi tham gia thị trường.

Với vai trò của mình, CIEM đã có những nghiên cứu và tư vấn như thế nào để Chính phủ có các chính sách tạo điều kiện tốt hơn cho các nữ doanh nhân?

Tất cả các nghiên cứu của CIEM khi bắt đầu đều đánh giá những tác động trong đó có quyền lợi và sự tham gia của phụ nữ, đặt vai trò của phụ nữ vào quá trình thực thi cũng như triển khai chính sách.

Trong triển khai, doanh nghiệp nữ cũng là doanh nghiệp nói chung đều được hưởng các quyền lợi, cũng như hỗ trợ của các thể chế, chính sách xã hội. Ví dụ như trong năm 2020 vừa qua, những chính sách hỗ trợ của Chính phủ như giãn, giảm thuế,… các doanh nghiệp đều được hưởng. Ngoài ra, cũng có những đặc thù chỉ dành riêng cho nữ như các chương trình tín dụng để phụ nữ nông thôn để họ dễ dàng tiếp cận…

 
Font
 

Thưa tiến sĩ Trần Thị Hồng Minh, đã có hàng loạt các dự đoán về bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2021, có cả các dự báo tươi sáng về sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế, cũng có những dự báo không mấy lạc quan, từ phía CIEM, bà nhận định như thế nào về bức tranh kinh tế của Việt Nam?

Trong năm 2021, tôi cho rằng, bức tranh kinh tế của Việt Nam có nhiều thuận lợi nhưng kèm với đó là nhiều khó khăn. Về thuận lợi, chúng ta có đà tăng trưởng dương, đó là nền tảng quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam đạt được mức tăng trưởng 6,5% trong năm 2021. Tuy nhiên để đạt được mức tăng trưởng đó, tôi cho rằng sẽ còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Yếu tố đầu tiên vẫn là kiểm soát được dịch bệnh. Thách thức khác liên quan đến những căng thẳng địa chính trị, những khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam vẫn hiện hữu. Song tôi cho rằng với quyết tâm Chính phủ, sự dẻo dai của các doanh nghiệp thì chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đó.

 
Facial expression, Vision care, Glasses, Watch, Sleeve, Organism
 

Năm 2020, bất chấp dịch bệnh, Việt Nam có mức tăng trưởng dương và sang năm 2021, Chính phủ vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5%, được đánh giá là một mức tăng trưởng khá cao trong bối cảnh hiện tại. Theo bà đâu sẽ là động lực để chúng ta đạt được mục tiêu này?

Năm 2021, chúng ta phải đương đầu với đợt dịch thứ 3, đến thời điểm này chúng ta đạt được kết quả ban đầu trong kiểm soát dịch bệnh và những tháng còn lại, nếu chúng ta tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh thì đây sẽ là yếu tố tiên quyết để chúng ta tăng trưởng. Thứ 2, chúng ta phải quyết liệt thực hiện các giải pháp, năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về các đột phá của nền kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, cũng như cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đặc biệt trong năm 2021, chúng ta đang trong đà thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, thì chúng ta sẽ khai thác được những lợi thế của những hiệp định đó.

Năm 2020 đã cho chúng ta minh chứng rất rõ, khi hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) có hiệu lực thì ngay trong quý cuối cùng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang EU đã đạt được một con số rất ấn tượng, đóng góp chung vào tăng trưởng kinh tế trong năm 2020.

Hay ngay từ khi hiệp định Việt Nam – Vương quốc Anh được ký kết thì trong tháng 1.2021 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đã tăng đến hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái - 1 con số chúng tôi cho rằng không thể chờ đợi hơn. Tôi cho rằng đây là động lực quan trọng giúp Việt Nam có được tăng trưởng trong năm 2021.

Bà đánh giá đâu sẽ là trụ cột của kinh tế Việt Nam trong tương lai?

Trụ cột của nền kinh tế trong tương lai sẽ nằm trong bối cảnh chung của thế giới khi Việt Nam và thế giới đang bước vào giai đoạn cuộc cách mạng 4.0, khi chúng ta tập trung vào đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và tập trung vào công nghệ. Tôi cho rằng đó sẽ là những điểm cốt lõi để Việt Nam đi tắt đón đầu, để chúng ta có những đột phá, tăng năng suất lao động, để chúng ta có những công nghệ nguồn, những công nghệ mang tính căn bản và có nền công nghiệp tự chủ.

Cảm ơn TS Trần Thị Hồng Minh vì những chia sẻ vừa rồi!

(Theo Lao động)