"Nữ hoàng dọn dẹp của Nhật Bản" đã xây dựng một đế chế trị giá hàng triệu USD như thế nào?
- 27
- Hồ sơ doanh nhân
- 15:41 28/10/2021
DNHN - Marie Kondo trở thành triệu phú khi tạo ra cuộc "cách mạng" mới trên toàn thế giới bằng phương pháp dọn dẹp nhà cửa. "Nữ hoàng dọn dẹp của Nhật Bản" đã xây dựng một đế chế trị giá hàng triệu USD từ công việc kinh doanh, những cuốn sách bán chạy nhất và các chương trình Netflix. Tính đến năm 2021, cô đã tích lũy được giá trị ròng 8 triệu USD.

Marie Kondo sinh năm 1984. Lên 5 tuổi cô bắt đầu có hứng thú với việc sắp xếp những con búp bê cho ngăn nắp, thay vì chỉ chơi với chúng. Năm 19 tuổi khi là sinh viên đại học năm thứ hai tại Tokyo, cô bắt đầu kinh doanh dịch vụ "giúp dọn nhà cho gọn" vào sáng sớm hoặc cuối tuần như một việc làm thêm.
"Sau vài tháng thực hiện, lịch làm việc của tôi kín mít, từ văn phòng tới nhà riêng. Lúc này tôi nhận thấy nhu cầu dọn dẹp nhà thực sự rất lớn", Marie Kondo chia sẻ.
Ở Nhật, người ta gọi Kondo là "cô phù thủy dọn nhà" khi đưa những công việc đơn giản như gấp chăn màn, dọn bàn học lên một tầm cao mới và đưa ra những triết lý tưởng chừng như ai cũng biết: Nếu biết cách sắp xếp đồ đạc, bạn sẽ không bao giờ phải dọn nhà lần hai.
Với gần 20 năm kinh nghiệm, người phụ nữ này đã nghĩ ra một phương pháp dọn dẹp mang tên: "Phương pháp KonMari", khuyến khích mọi người chỉ giữ lại những thứ mang đến cho họ niềm vui. Đến nay, nó đã trở thành một phương pháp phổ biến, được nhiều người trên thế giới áp dụng.
Do có quá nhiều người muốn được trải nghiệm dịch vụ dọn dẹp của Marie Kondo nên danh sách khách chờ của cô từng dài tới 6 trang. Khách hàng cũng muốn được chia sẻ mẹo dọn nhà bằng tài liệu, để khi cần có thể mở ra xem. Chính vì yêu cầu này, Kondo đã xuất bản cuốn sách đầu tiên về dọn dẹp nhà cửa vào năm 2011. Cuốn sách đầu tiên của cô có tên "Ma thuật thay đổi cuộc sống từ dọn dẹp", bán được 13 triệu bản trên toàn thế giới và dịch ra 44 ngôn ngữ khác nhau. Nối tiếp thành công, cô viết thêm một số cuốn sách khác, kèm theo tạp chí và workbook hướng dẫn mọi người cùng dọn dẹp. Tất cả những cuốn sách của Kondo đều trở thành best-seller khi vừa ra mắt.
Khi tên tuổi nổi tiếng toàn thế giới, cô tiếp tục mở các khóa đào tạo "Phương pháp KonMari" nhằm giới thiệu nhiều hơn nữa phương pháp dọn dẹp của mình tới mọi người. Mỗi khóa học có học phí 2.250 USD. Sau khi hoàn thành, học viên được yêu cầu thực hành ít nhất 10 buổi với những khách hàng khác nhau, sau đó nộp báo cáo. Được mở cách đây vài năm, hiện khóa đào tạo của Marie Kondo đã cấp chứng nhận "chuyên gia dọn dẹp" cho 700 học viên, tại 54 quốc gia trên thế giới.
Thời điểm đầu, việc kinh doanh vấp phải không ít chỉ trích vì nhiều người cho rằng những sản phẩm này chỉ khiến nhà cửa thêm bừa bộn. Tuy vậy, Marie Kondo giải thích, quan điểm từ trước đến nay của cô không phải là "vứt hết mọi thứ" mà là giữ lại những gì đem lại niềm vui. Giá của các sản phẩm cũng không hề rẻ. Đơn cử một ấm trà nhỏ có giá 200 USD trong khi một dụng cụ nấu ăn có giá 275 USD. Sản phẩm rẻ nhất là đôi đũa sứ giá 8 USD.Năm 2018 Marie Kondo bắt đầu kinh doanh bán hàng. Cô kết hợp với thương hiệu thời trang Cuyana cho ra đời bộ sưu tập hộp đựng đồ, lấy cảm hứng từ hộp bento của Nhật Bản. Sau đó là những mặt hàng như đồ trang trí, dụng cụ làm bếp, hương liệu.
Sau khi nổi tiếng, Kondo xuất hiện trong series trên Netflix mang tên Tidying Up with Marie Kondo vào năm 2019 và thành công ngay từ những buổi đầu phát sóng, nhận được nhiều đề cử giải thưởng lớn như Emmy, Critics Choice Awards và Realscreen Award. Ngày 31/8 vừa qua, Kondo đã trở lại Netflix với một chương trình khác mang tên Sparking Joy with Marie Kondo.
Hương Ly (tổng hợp)
Bài liên quan
#triệu phú

Triệu phú Jack Delosa: Quên việc phải tiến từng bước đi, hãy lao thẳng lên vị trí dẫn đầu
Jack Delosa là một trong những doanh nhân trẻ được chú ý nhất Australia nhưng ít ai biết rằng trước đây anh từng bỏ dở đại học năm 18 tuổi, kinh doanh thất bại và ngập chìm trong nợ. Bí quyết gì đã giúp anh vượt qua những khó khăn và thành công như vậy? Dưới đây là những lời khuyên về khởi nghiệp được Delosa chia sẻ trên News.com.au

Freddie Figgers - từ đứa trẻ từng bị bỏ rơi ở bãi rác vượt qua nghịch cảnh trở thành triệu phú nổi tiếng nước Mỹ
Freddie Figgers là một trong những triệu phú thành công nhất nước Mỹ, đồng thời quản lý Quỹ Figgers, hỗ trợ các dự án cứu hộ sau thảm họa, cung cấp học bổng, cung cấp đồ dùng giảng dạy cho các cơ sở có nguồn lực hạn chế. Ít ai biết được rằng, Freddie Figgers đã từng bị bỏ rơi ở bãi rác ngay từ khi mới lọt lòng. Cuộc đời của Freddie Figgers đã thay đổi hoàn toàn khi được cặp vợ chồng tốt bụng nhận nuôi.

Bí quyết thành công của triệu phú tự thân Sam Altman
Sam Altman nổi tiếng với chức danh là cựu Chủ tịch của Y Combinator (công ty đỡ đầu cho các startup như Aribnb và Dropbox) và hiện là CEO của OpenAI. Ông trở thành triệu phú từ rất sớm khi bán công ty khởi nghiệp của mình với giá 43,4 triệu USD. Dưới đây là những lời khuyên của Sam Altman để trở thành những người cực kỳ thành công

Xu hướng triệu phú tiếp tục sụt giảm tại đất nước Cầu Vồng
Nghiên cứu mới nhất của New World Wealth và Ngân hàng Á- Phi (AfrAsia Bank) cho thấy, năm 2020, số lượng triệu phú của Nam Phi giảm 3.400 người và hiện nước này có 35.000 cá nhân là triệu phú hoặc những người có giá trị tài sản ròng từ 1 triệu USD

10 quốc gia sản sinh ra nhiều triệu phú nhất thế giới
Mỹ vẫn tiếp tục dẫn đầu là quốc gia sản sinh ra nhiều triệu phú nhất thế giới trong năm 2019, chiếm hơn nửa số triệu phú mới toàn thế giới.

Ahmed Alomari: Bước ngoặt trong công việc kinh doanh là khi biết rằng mình đang đáp ứng các nhu cầu của khách hàng
Ahmed Alomari đã thành lập và gây dựng 4 doanh nghiệp online. Anh còn đầu tư hàng triệu USD vào thị trường chứng khoán và huấn luyện tài chính cho hàng trăm sinh viên. Entrepreneur ước tính tài sản của anh khoảng 7,5 triệu USD.
Đọc thêm Hồ sơ doanh nhân
Khôi Nguyễn trở lại làng startup với vị trí mới
Sau 2 năm vắng bóng, ông Khôi Nguyễn - cựu CEO WeFit đã chính thức tiếp quản vị trí CEO startup Kiến Guru (Công ty Cổ phần Giáo dục Lớp học nhỏ).
Ông Lê Bá Nguyên làm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC nhiệm kỳ 2021-2026
Tân Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC được biết đến là anh trai của bà Lê Thị Ngọc Diệp, hay nói cách khác ông là anh vợ của Cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết.
Ceo Ngọc Linh - Green Laser đưa thương hiệu máy quốc tế tới Việt Nam
Hiện nay ứng dụng khoa học công nghệ chất lượng cao vào sản xuất đã, đang và sẽ là xu hướng mới cho nền công nghiệp 4.0 ở nước ta. Với mong muốn đưa những sản phẩm máy móc, dây chuyền công nghệ, thiết bị công nghệ cao mang thương hiệu Senfeng danh tiếng, chất lượng về phục vụ khách hàng Việt Nam, nữ doanh nhân 9x Nguyễn Thị Ngọc Linh đã mạnh dạn sáng lập nên Công ty TNHH Green Laser.
Tân Chủ tịch ACBS Đỗ Minh Toàn: "Cứ chăm chỉ làm việc từ sớm đến tối mỗi ngày, rồi từ xấu sẽ thành tốt, từ tốt thành tốt hơn"
HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (HoSE: ACB) vừa chính thức bổ nhiệm ông Đỗ Minh Toàn đảm nhiệm vị trí chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS).
Tiềm lực của vị tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani khủng cỡ nào?
Theo thông tin từ ông Phạm Sanh Châu - Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, tại Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng vào ngày 25/6, ông Sandeep Mehta - Chủ tịch Công ty Cảng và Đặc khu kinh tế Adani (thuộc Tập đoàn Adani) đã thay mặt tỷ phú Gautam Adani tuyên bố cam kết đầu tư 10 tỷ USD vào Việt Nam trong tổng số ngân quỹ 100 tỷ USD mà tập đoàn này đang muốn dành để đầu tư cho các dự án nước ngoài.
Ông Lê Quốc Hùng từ nhiệm khỏi HĐQT Novaland
Ông Lê Quốc Hùng, thành viên độc lập HĐQT Novaland vừa có đơn từ nhiệm vị trí trong HĐQT Novaland kể từ ngày 24/6 vì lý do cá nhân.
Chân dung tân CEO AVG
CTCP Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) đã thay đổi thông tin đăng ký người đại diện pháp luật kiêm vị trí Tổng Giám đốc vào đầu tháng 5. Cụ thể, ông Vũ Minh Trí thay thế ông Mai Duy Long đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc và người đại diện theo pháp luật của công ty.
Tỷ phú thời trang Giorgio Armani: Cách chi tiêu thông minh để "tiền đẻ ra tiền"
Khối tài sản của Giorgio Armani hiện có 9,6 tỷ USD và Giorgio Armani luôn được ngưỡng mộ vì có cách chi tiêu thông minh để ‘tiền đẻ ra tiền’ hiệu quả.
Những người thừa kế giàu nhất nước Mỹ hiện nay
Tạp chí Forbes vừa thống kê danh sách những người thừa kế giàu nhất nước Mỹ hiện nay.
Doanh nhân 80 tuổi Betsy Cohen: "Tôi muốn tiếp tục làm việc cho đến khi bản thân không thể làm việc được nữa"
Betsy Cohen, một luật sư, nhà tài chính và doanh nhân, đã vượt qua những rào cản vô hình trong sự nghiệp của mình và mạnh mẽ tiến về phía trước.