Những cái "không" trong cách tiêu tiền của các tỷ phú

11:55 31/12/2021

Một số người thích khoe khoang về sự giàu có của mình, nhưng cũng có nhiều người giàu có thực sự như các tỷ phú chẳng hạn thì họ lại không làm như thế. Họ coi trọng việc sử dụng "tiền" và cách tiết kiệm tiền và coi đó là điều bình thường.

Kevin O'Leary. Nguồn: Internet
Kevin O'Leary. Nguồn: Internet.

Không mua những thứ không có giá trị lâu dài

Người giàu có sẽ xem xét ngày hết hạn và giá trị của sản phẩm khi mua đồ vì đối với họ việc mua hàng rẻ mà chất lượng kém, hạn sử dụng ngắn là điều không đáng.

Lấy ví dụ như Kevin O'Leary, người đồng sáng lập O'Leary Funds và SoftKey, anh cho rằng việc mua một chiếc ô tô mới là điều ngu ngốc.

Kevin O'Leary giải thích: "Chi phí cho bảo trì và bảo hiểm xe hơi tốn kém tiền bạc. Sau khi mua cũng sẽ bị mất giá. Vì vậy nếu tôi bỏ ra 25.000 đô la (568 triệu) để mua một chiếc xe, nó có thể chỉ trị giá 12.000 đô la (273 triệu) trong hai năm tới".

Không sử dụng nhiều thẻ tín dụng

Thomas Corley, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất "Thói quen thành công của những người giàu có", đã đề cập trong cuốn sách rằng chỉ 8% người giàu sử dụng nhiều hơn một thẻ tín dụng.

Ông thậm chí còn thẳng thắn hơn khi cho rằng, người có càng nhiều thẻ tín dụng thì họ càng có nhiều khả năng tạo ra số lượt tiêu dùng không cần thiết.

Không mua sắm bốc đồng

"Mua sắm bốc đồng" là cụm từ quen thuộc với nhiều người và nó cũng là điều mà những người giàu có không bao giờ làm. Mỗi khi có nhiều đợt giảm giá vào các ngày Black Friday, Giáng sinh hoặc các dịp lễ khác trong năm nhiều người sẽ đổ tiền vào mua nhiều thứ không cần thiết vì mức giảm giá quá lớn. Nhưng người giàu sẽ suy nghĩ kỹ trước khi mua sắm.

Tỷ phú Warren Buffett đã từng nói: "Nếu bạn không cần mua một thứ gì đó mà vẫn mua vì sự ngẫu hứng thì chẳng bao lâu nữa sẽ phải bán những thứ cần thiết của bạn để trả giá cho điều này".

Sẽ không để lại tài sản cho con cái

Những người giàu có như nhà sáng lập Microsoft là Bill Gates hay nhà sáng lập Facebook là Mark Zuckerberg đã ký cam kết và sẽ quyên góp phần lớn tài sản của họ để làm từ thiện sau khi chết.

Hai người đàn ông giàu có này nói rằng, họ hy vọng con cái sẽ thành công thông qua nỗ lực của chính chúng, chứ không phải dựa vào sự "cứu trợ" của cha mẹ.

Doanh nhân Hồng Kông Brian Cha cũng cho biết, sau khi ông qua đời sẽ quyên góp tài sản của mình để làm từ thiện và không để lại cho con cái. "Tôi hy vọng con của mình có thể phát triển và sống với những đồng tiền được làm ra từ đôi bàn tay của chúng".

Không mua nhà ở quá đắt

Những người giàu có rất chú trọng đến việc "nhận được giá trị lớn nhất cho từng đồng mà họ chi tiêu", vì vậy họ sẽ không mua những ngôi nhà sang trọng vượt quá giá thị trường.

Hãy lấy Warren Buffett làm ví dụ, dù giàu có sang trọng nhưng ông vẫn sống trong một ngôi nhà được mua vào năm 1958 với giá 31.500 đô la (hơn 716 triệu đồng).

Ngôi nhà của Warren Buffett mua vào năm 1958 với giá 31.500 đô la (hơn 716 triệu đồng).

Không trả các khoản phí trễ hạn

Người giàu luôn thanh toán các hóa đơn và tiền phạt đúng hạn và không bao giờ lãng phí tiền vào các khoản phí trễ hạn.

Lấy ví dụ như Li Wenda, Chủ tịch của Lee Kum Kee Group, người đứng thứ 6 trong top 10 người giàu nhất Hong Kong. Đầu tiên anh ta sẽ xem xét các khoản phải trả thay vì các khoản phải thu mà các doanh nghiệp thông thường quan tâm hơn. Điều này cho thấy người giàu sẽ không cho phép mình trả các khoản phí trễ hạn không cần thiết.

Không nghỉ hưu

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2010 bởi tạp chí Fortune cho thấy 54% các triệu phú muốn tiếp tục làm việc ở tuổi nghỉ hưu, trong khi 60% những người có tài sản ròng trên 15 triệu đô la không có kế hoạch nghỉ hưu.

Trong số đó, người ta phân tích rằng, hầu hết những người giàu có đều làm kinh doanh. Họ quá yêu nghề, công việc trở thành tất cả trong cuộc sống, nên không thể sống một cuộc sống nhàn rỗi được.

54% các triệu phú muốn tiếp tục làm việc ở tuổi nghỉ hưu, trong khi 60% những người có tài sản ròng trên 15 triệu đô la không có kế hoạch nghỉ hưu.

Hương Ly (t/h)