
Nhiều vướng mắc về pháp lý cho người nước ngoài và Việt kiều an cư tại Việt Nam
Hiện nay, nhu cầu nhà ở của người nước ngoài và Việt kiều tại Việt Nam lên đến hơn 4 triệu căn hộ nhưng số lượng giao dịch còn ít, nguyên nhân do các thủ tục, quy định không mấy thuận lợi.
Thống kê cho thấy, hiện nhu cầu sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại Việt Nam hơn 1 triệu căn hộ và bên cạnh đó nhu cầu sở hữu nhà ở của Việt kiều lên đến hơn 3 triệu căn hộ. Sự tham gia của người mua nước ngoài được xem là yếu tố quan trọng góp phần giúp thị trường sôi động, kích thích dòng tiền ngoại hối đổ về. Nhu cầu lớn đang mở ra nhiều cơ hội cho thị trường bất động sản trong nước, tuy nhiên thách thức với phân khúc này không phải là ít.

Tại buổi hội thảo “Nhà ở cho người nước ngoài và Việt kiều” với chủ để “Giải pháp tháo gỡ khó khăn và kết nối cung – cầu về nhà ở cho người nước ngoài và Việt kiều” được tổ chức ngày 24/2, ông Nguyễn Quốc Bảo - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư vốn và Bất động sản DT24.VN, Chủ tịch CLB BĐS VREC & HREC nhấn mạnh, đầu tư FDI lớn đã giúp tỷ lệ người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam tăng cao trong những năm qua. Hiện nay, có trên 10 triệu người Việt Nam ở nước ngoài (Việt kiều). Trong số này, có 3,8 triệu người đã đến tuổi nghỉ hưu. Đặc điểm của nhóm người ở tuổi này là có tích luỹ và trong số đó 3 triệu người có nhu cầu trở về Việt Nam sinh sống.
Theo tính toán, nếu một căn hộ, căn nhà dao động từ 2 - 20 tỷ đồng, thì với 3 triệu căn bán được cho Việt kiều, sẽ thu về khoảng 1 triệu tỷ đồng. Đây là nguồn vốn rất lớn cho đất nước để phát triển kinh tế xã hội, tạo ra công ăn việc làm và đặc biệt, có thể dùng đó để đầu tư cho nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Huỳnh Tuấn Kiệt - Giám đốc kinh doanh CBRE Việt Nam cho biết, phía công ty ông đã thực hiện nhiều giao dịch với người nước ngoài, về nhu cầu đang rất cao, tuy nhiên rất khó trong vấn đề giao dịch và pháp lý. Với gần 5.000 giao dịch đã được CBRE thực hiện thì có 45% thuộc về khách hàng nước ngoài, nhu cầu đứng đầu là thuộc về khách hàng Hồng Kông, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Singapore... sau đó là châu Âu, Mỹ.

Hơn nữa, bản thân phân khúc khách hàng này cũng đang có sự chuyển dịch rất rõ. Ở TP.HCM, trên 75% nhu cầu ở khu Đông. Chủng loại sản phẩm cũng thay đổi, khoảng 5,6 năm trước đây là nhu cầu thích sản phẩm nhỏ một phòng ngủ nhưng hiện tại, những sản phẩm 2,3 phòng ngủ lại được quan tâm nhiều.
Hiện nay, việc người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam còn nhiều vướng mắc về pháp lý. Luật sư Nguyễn Sơn Tùng - Chủ tịch Luật Legal United Law nhấn mạnh, thách thức đầu tiên là thiếu vắng các quy định pháp luật cần thiết và quan trọng để các cơ quan nhà nước vận dụng trong thực tiễn, nhất là với người nước ngoài. Tiếp theo là thách thức về sự hiểu biết về việc vận dụng pháp luật trong thực tiễn xuất phát từ các cư quan chức năng, công chứng; thách thức về vay vốn để sở hữu nhà, về hoàn thiện thủ tục. Ngoài ra, thách thức ngôn ngữ, sự hiểu biết và tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư cũng là điều cần tính đến. Đồng thời, việc sửa đổi các điều luật cần mở thoáng hơn thì thị trường mới phát triển.

"Chúng ta cần cởi mở hơn. Việc sửa đổi các điều luật cần mở thoáng ra thì thị trường mới phát triển", ông Tùng cho biết.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề xuất rằng, vấn đề pháp lý cho người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam cần phải được trình lên Quốc hội để có thể đưa vào bổ sung, sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở để vừa bảo đảm tính pháp lý, vừa đáp ứng nhu cầu được sở hữu nhà ở của lượng lớn Việt kiều và người nước ngoài đang làm ăn, sinh sống ở Việt Nam.
P.L
- Việt Nam: Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2023, ai hưởng lợi?
- Ngân hàng Nhà nước bơm trả thị trường 87.200 tỷ đồng trái phiếu
- Bộ GTVT Xem xét bổ sung quy hoạch cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum
- Tiến sĩ Daniel Borer: Cần thay đổi tư duy - mọi FDI chảy vào Việt Nam đều phải tốt
- Nắng nóng gay gắt kéo dài, nhiều nơi ở Hà Nội bị cắt điện vào ngày 5/6
Cùng chuyên mục


5 tháng đầu năm, Việt Nam thu về hơn 20 tỷ USD từ xuất khẩu hàng nông - lâm - thủy sản

TP.HCM sẽ áp dụng mức thu phí làm hồ sơ nhà đất mới bắt đầu từ 1/6

Doanh nghiệp bất động sản tiếp tục mạch thua lỗ trong quý đầu năm

Thị trường bất động sản liệu có tan băng trong năm nay hay năm sau?

Bộ Xây dựng: Chi phí xây nhà ở xã hội cao nhất 8,8 triệu đồng/m2
-
Coi trọng tiếng nói của doanh nghiệp trong xây dựng chính sách
-
3 nhóm hành vi sai phạm của nhân sự cấp cao doanh nghiệp thường mắc phải
-
TS. Đinh Thế Hiển: Không có làn sóng mới của dòng tiền đầu tư vào thị trường bất động sản năm 2024
-
TS Vũ Minh Khương: Xây dựng hệ sinh thái trái phiếu lành mạnh nhiệm vụ cấp bách
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất