Nhiều mặt hàng nông sản Việt sẽ rộng "cửa" vào thị trường châu Phi
- 502
- Nhịp cầu giao thương
- 19:40 15/06/2022
DNHN - Trong năm 2020, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực châu Phi đã bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khiến cho kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh. Tuy nhiên, năm 2021, sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đã dần phục hồi, nối lại các hoạt động giao thương giữa Việt Nam và châu Phi, giúp kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh so với năm 2020.
Tại “Hội nghị giao thương trực tuyến thực phẩm Việt Nam – châu Phi 2022” ngày 14/6, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương) cho biết: hiện nay, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang châu Phi là gạo (chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang châu Phi).
Vấn đề an ninh lương thực được các nước châu Phi quan tâm và càng được quan tâm hơn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành. Trong khi đó, sản xuất gạo của các nước châu Phi chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của khu vực này. Gạo Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước châu Phi, đặc biệt là Bờ Biển Ngà, Ghana, Mozambique.
Bên cạnh gạo, châu Phi cũng có nhu cầu lớn về mặt hàng cà phê và hạt tiêu. Hàng năm, châu Phi dành khoảng 750 triệu USD để nhập khẩu cà phê. Trong đó, Việt Nam là 1 trong 5 thị trường cung ứng chính. Đáng chú ý, ngoài xuất khẩu thô, một số thương hiệu cà phê chế biến của Việt Nam như Trung Nguyên, King Coffee cũng được quan tâm tại khu vực này.

Thời gian qua, thông qua hàng loạt các hoạt động xúc tiến thương mại với khu vực thị trường châu Phi cho thấy, đa phần các nước châu Phi đánh giá cao và tin tưởng vào chất lượng nhiều mặt hàng thực phẩm của Việt Nam.
Đặc biệt, những quốc gia nằm sâu trong lục địa châu Phi chịu ảnh hưởng của khí hậu sa mạc ở Tây và Trung Phi rất khó khăn về trồng trọt, sản xuất lương thực, thực phẩm nên nhu cầu nhập khẩu rất lớn.
“Như vậy, còn nhiều dư địa thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng thực phẩm của Việt Nam sang thị trường châu Phi, nhất là những mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng lớn, sản xuất nội khối của châu Phi chưa đủ đáp ứng như sản phẩm chế biến từ cà phê, hạt tiêu, gạo…”, bà Thuỷ nhấn mạnh.
Tuy nhiên, để xuất khẩu hàng hoá, đặc biệt là nhóm hàng thực phẩm sang châu Phi, một số ý kiến tại hội nghị cho rằng, xuất khẩu sang thị trường này, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn như vấn đề vận chuyển và bảo quản hàng phù hợp để di chuyển qua chặng đường xa; nhiều thủ tục, luật lệ trong thương mại của hầu hết các quốc gia châu Phi còn chưa phát triển như các thị trường ở châu Âu, châu Mỹ.
Do đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, tìm ra những mặt hàng không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu thị trường mà còn giải quyết được các bài toán liên quan đến các khâu logistics cho hàng thực phẩm.
Bên cạnh đó, khi làm ăn tại thị trường châu Phi, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ tập quán kinh doanh của thị trường cũng như các quy định pháp lý để tránh rủi ro.
Tình trạng lừa đảo ở các nước châu Phi khá phổ biến như thông qua hình thức đấu thầu, đối tượng dễ đồng ý mua hàng Việt Nam với giá cao, đề nghị Việt Nam gửi tiền để lo thủ tục. Bên cạnh đó, đối tượng có thể chào bán hàng cho doanh nghiệp Việt Nam với giá thấp, yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam đặt cọc… Sau khi nhận được tiền từ doanh nghiệp Việt Nam, đối tượng sẽ đóng website và bỏ trốn.
Ông Hoàng Đức Nhuận, Tham tán thương mại tại Algeria kiêm nhiệm Gambia, Mali, Niger, Senegal và Tunisia chia sẻ: tại Algeri, tình trạng lừa đảo qua mạng internet không phổ biến. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần thận trọng khi tìm kiếm bạn hàng online hoặc giao dịch với đối tác chủ động tìm đến doanh nghiệp Việt Nam qua website.
Trước khi giao dịch, doanh nghiệp nên đề nghị đối tác cung cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, mã số thuế, bản sao hộ chiếu, thẻ căn cước của người đại diện để khi cần, các cơ quan chức năng như Thương vụ có thể hỗ trợ tư vấn, xác minh.
PV (t/h)
Bài liên quan
#cơ hội

Hiệp định EVFTA mở ra cơ hội cho ngành thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu qua tại thị trường Bắc Âu
Hiệp định EVFTA đưa nhiều loại thuế đối với thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Bắc Âu về 0%. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể so với các nước khác trong lĩnh vực này.

Hơn 55.000 tấn gạo của Việt Nam được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu sang Hàn Quốc trong năm 2022
Tổng Công ty Thương mại nông thủy sản và lương thực Hàn Quốc (aT) vừa thông báo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng gạo và kế hoạch các đợt đấu thầu nhập khẩu gạo trong năm 2022. Theo đó, 55.112 tấn gạo của Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 5%.

Ngành xuất khẩu hàng hóa trong năm 2022 có thể tăng 6-8%
Năm 2022, hoạt động xuất khẩu hàng hóa được nhận định vẫn sẽ chịu ảnh từ dịch Covid-19. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp dần quen với dịch bệnh để có những chiến lược ứng phó là những yếu tố quan trọng thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa.

Tận dụng Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc
Các quốc gia tham gia vào thương mại tự do ngày càng có xu hướng phát triển nhanh hơn, đổi mới, cải thiện năng suất và mang lại thu nhập cao hơn và nhiều cơ hội hơn cho người dân, điều này có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia tương ứng.

Dòng vốn FDI vào khu vực châu Á vẫn tăng mạnh trong trung hạn
Ngày 11/10, Oxford Economics công bố báo cáo mới cho thấy triển vọng đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong trung hạn vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó Trung Quốc có thể là điểm đến hàng đầu của FDI một lần nữa.

Rộng mở cơ hội để hàng Việt vào thị trường Nga
Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sang Nga hiện rất rộng mở, tuy nhiên, do thiếu thông tin về thị trường, chi phí vận chuyển nên doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường tiềm năng này.
Đọc thêm Nhịp cầu giao thương
Triển lãm quốc tế METALEX Vietnam 2022 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10
“METALEX Vietnam 2022” Triển lãm Quốc tế hàng đầu Việt Nam về sản xuất và gia công cơ khí sẽ được tổ chức từ ngày 6 – 8/10 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Q7, TP. Hồ Chí Minh
Mexico khởi xướng điều tra bán phá giá thép cán nguội của Việt Nam
Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công thương) cho biết, Bộ Kinh tế Mexico chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam từ ngày 28/7 trên cơ sở đơn kiện của ngành sản xuất trong nước.
Thống đốc Gunma (Nhật Bản) muốn thiết lập quan hệ hợp tác chính thức với Đà Nẵng
Chiều 5/8, Thống đốc tỉnh Gunma (Nhật Bản) Yamamoto Ichita đã đến thăm và làm việc tại thành phố Đà Nẵng. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng tiếp và làm việc với Đoàn.
Ngành cà phê xuất khẩu với mục tiêu thu về 4 tỷ USD có khả thi?
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đối mặt với khó khăn do chính sách "zero COVID" của Trung Quốc. Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu khiến trạng lạm phát tăng cao, nhu cầu tiêu thụ suy yếu và giá cà phê ở mức thấp.
Hơn 55% doanh nghiệp Nhật Bản sẽ mở rộng phát triển kinh doanh tại Việt Nam
Đó là con số đáng vui mừng do ông Matsumoto - Trưởng đại diện văn phòng Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản tại TP HCM (JETRO) chia sẻ tại họp báo công bố thông tin Triển lãm METALEX Vietnam 2022 và Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ 2022 RX Tradex Vietnam (Nhà tổ chức triển lãm hàng đầu khu vực ASEAN) phối hợp cùng Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP HCM, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TP HCM (ITPC), Trung tâm Phát triển công nghiệp hỗ trợ TP HCM (CSID) sẽ được tổ chức vào tháng 10 tới.
Mỹ điều tra chống lẩn tránh thuế với ống thép Việt Nam
Theo thông tin từ Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thông báo chính thức khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm ống thép - chủ yếu thuộc mã HS 7306.61 và 7306.30 nhập khẩu từ Việt Nam.
KBanh - ngân hàng ngoại đầu tiên đưa "giải pháp sản phẩm số" về Việt Nam
Đối với thị trường Việt Nam, Ngân hàng Kasikornbank (KBank) đặt mục tiêu cho vay khoảng 20 tỷ baht (560 triệu USD) và thiết lập mạng lưới khách hàng cá nhân là 1,2 triệu người vào năm 2023.
Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt gần 434 tỷ USD sau 7 tháng, dự tính cả năm đạt 744 tỷ USD
So với cùng kỳ năm ngoái, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng thêm hơn 57 tỷ USD. Theo dự báo, nếu duy trì mức bình quân như 7 tháng qua, năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước sẽ đạt khoảng 744 tỷ USD.
Đoàn công tác Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại vùng Kansai làm việc với tỉnh Bình Dương
Ngày 4/8, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương đã làm việc với Đoàn công tác Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại vùng Kansai (METI Kansai).
Hơn 400 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ EWEC - Đà Nẵng 2022
Tối 3/8, tại TP Đà Nẵng, Sở Công Thương TP Đà Nẵng đã tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ Quốc tế Thương mại - Du lịch và Đầu tư Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) - Đà Nẵng 2022. Hội chợ lần này có hơn 400 gian hàng của các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài tham dự.