Nhiều doanh nghiệp vẫn coi nhẹ văn hóa và đạo đức kinh doanh
- Doanh nghiệp
- 09:59 19/09/2018
Sáng 18/9, Báo Văn hóa phối hợp với Viện nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh tổ chức Hội thảo Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh.
Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Chu Thị Thu Hằng – Tổng biên tập Báo Văn hóa – Trưởng Ban Tổ chức cho biết: Trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh (VHDN&DDKD) là vấn đề thời sự. Chưa bao giờ các DN, doanh nhân được quan tâm như hiện nay. VHDN & DDKD trong bối cảnh thị trường chính là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại cũng như khẳng định thương hiệu bền vững của DN trên thị trường.
Nhiều bài học thực tế trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp đã khẳng định, nếu thiếu sự quan tâm cần thiết đối với sự xây dựng nền tảng VHDN&DDKD. Đã không ít DN vì lợi nhuận đã bất chấp, vì đồng tiền mà đánh cược niềm tin đang dần cạn kiệt từ phía khách hàng; nhiều DN từng là thương hiệu đình đám trên thị trường bỗng chốc bị đổ bể.
Theo ông Phạm Đức Bình – CEO Công ty CP Công nghệ BNC Việt Nam: Trong doanh nghiệp hiện nay, dù ở bất kỳ lĩnh vực nào thì xây dựng văn hóa doanh nghiệp đều là nhiệm vụ bắt buộc phải làm nếu muốn phát triển bền vững. Trong đó sự tác động của thương hiệu tới văn hóa là vô cùng to lớn.
Trong thời buổi thị trường thay đổi như vũ bão, việc xây dựng văn hóa DN có lúc bị coi nhẹ. Song song với đó, xây dựng thương hiệu cũng bị coi nhẹ hoặc bị nhận thức sai lệch. Việc chỉ chú trọng đến kết quả kinh doanh trước mắt mắt mà không quan tâm đến hình ảnh là vết đứt trong sự phát triển, làm sự phát triển đó không bền vững, trái ngược với vẻ bề ngoài của sự thành công trước mắt trong kinh doanh hay hoạt động đối ngoại.
Nguyên nhân của thái độ coi nhẹ này thường đến từ lãnh đạo DN. Vì giá trị thương hiệu cũng như giá trị văn hóa khó đo lường, không ít nhà quản lý thường bỏ qua, hoặc ràng buộc nhân viên bằng các quy định và để “văn hóa” phát triển tự phát. Đến một thời điểm, lãnh đạo DN nhận ra đơn vị mình không có bản sắc gì, nhận ra sự chia re, bè phái hay tật xấu của nhân viên đã không thể khắc phục. DN khi đó buộc phải đại phẫu nếu không muốn sụp đổ.
Chia sẻ kinh nghiệm của Thụy Điển trong việc xây dựng VHDN&DDKD, ông Johan Alvin, Bí thư thứ 2 - Trưởng Ban thương mại Đại sứ quán Thủy Điển cho rằng: “Yếu tố giúp chúng tôi thành công trong VHDN&DDKD là không câu nệ hình thức trong môi trường DN và trong tổ chức, chúng tôi muốn tạo ra môi trường không có danh giới giữa mọi cá nhân. Bên cạnh đó, khi đưa ra những quyết định giải quyết khó khăn, chúng tôi đều khuyến khích toàn bộ nhân viên, đối tác, đồng nghiệp tham gia vào quá trình đưa ra sáng kiến. Ngoài ra, chúng tôi luôn cố gắng tạo ra sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống giữa mỗi cá nhân trong doanh nghiệp, môi trường thoải mái giúp chúng tôi có tư duy tốt, đưa ra những sáng tạo hiệu quả để phát triển công ty.
Trong khuôn khổ của hội thảo, các chuyên gia về kinh tế, lãnh đạo doanh nghiệp và một số công ty khởi nghiệp tập trung thảo luận với 2 chủ đề: “Làm sao để văn hóa DN không chỉ là khẩu hiệu” và “Đạo đức kinh doanh củng cố và gia tăng uy tín cho thương hiệu doanh nghiệp”.
Lại Tân
Tin liên quan
- Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo xuất khẩu gạo trong năm 2021 sẽ tiếp tục khởi sắc
- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Tiến hành rà soát, tháo gỡ khó khăn nguồn lực đất đai
- Lỗ hổng phần mềm VMware gây nguy cơ cao cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
- Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản mang thương hiệu của Việt Nam
#đạo đức kinh doanh

Kinh doanh theo triết lý phật pháp
Kinh tế học Phật pháp (Buddhist economics) có thể được coi như một phương thức vận hành kinh tế pha trộn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Mô hình này hiện đang ngày càng nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng và nhiều doanh nhân đã áp dụng nó thành công trong triết lý kinh doanh của bản thân.

Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh: Góp phần khẳng định thương hiệu bền vững
Hội thảo “Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh” với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, đại diện các doanh nghiệp, doanh nhân được tổ chức sáng ngày 18/9 tại Hà Nội.
Đọc thêm Doanh nghiệp
Tổng cục Hải quan: Ô tô nhập khẩu từ Thái Lan cao gấp 3 lần so với xe Trung Quốc
Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng khởi đầu năm 2021, số lượng ô tô nguyên chiếc các loại đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu giảm 34,3% (tương ứng giảm 4.347 chiếc) so với lượng nhập khẩu trong tháng trước.
Văn Phú Invest muốn thoái toàn bộ vốn tại Công ty Kinh doanh và Quản lý khách sạn Lilas
Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest (HoSE: VPI) vừa công bố bản trích lục nghị quyết thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần đang nắm giữ tại Công ty Cổ phần Kinh doanh và Quản lý khách sạn Lilas.
Làm thế nào để kinh doanh hiệu quả năm 2021
Làm thế nào để kinh doanh năm 2021 có hiệu quả? Theo dõi xu hướng và áp dụng vào chiến lược bán hàng như thế nào? Ba lời khuyên dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp đi tìm lời giải đáp.
Học tập doanh nghiệp Mỹ sử dụng dữ liệu tăng hiệu quả hoạt động
Các công ty hiện có mạng lưới dữ liệu lớn hơn và có thể linh hoạt sử dụng theo vô vàn phương thức khác nhau. Thay vì đưa ra chính sách tốn kém giải quyết khủng hoảng, các tổ chức ngày nay tìm tòi những cách sáng tạo để khai thác tập dữ liệu.
Tập đoàn Hòa Phát sản xuất container?
Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) đang tuyển dụng nhân sự để phục vụ việc sản xuất vỏ container trong bối cảnh tình trạng thiếu thiếu hụt container đang hết sức trầm trọng, giá cước vận tải biển tăng gấp nhiều lần.
Đông Triều xử phạt 15 triệu với quán bia mở cửa vi phạm phòng chống dịch Covid-19
Do chủ quan và vì lợi nhuận, quán bia hơi tại phường Mạo Khê bất chấp lệnh tạm dừng kinh doanh trong công tác phòng chống dịch Covid-19 vẫn mở cửa phục vụ tốp khách và bị cơ quan chức năng xử phạt.
Traveloka lên kế hoạch mở rộng fintech trong khu vực trước niêm yết 2021
Traveloka, startup du lịch lớn nhất Đông Nam Á có kế hoạch tung ra các dịch vụ tài chính tại thị trường Thái Lan và Việt Nam khi niêm yết tại Mỹ.
Vietnam Airlines đề xuất đầu tư 9.900 tỷ vào dự án sân bay Long Thành
Đây là định hướng trong chiến lược phát triển giai đoạn từ năm 2021-2030 của Vietnam Airlines và các đơn vị thành viên.
Linh hoạt trong kinh doanh mùa COVID
Bất chấp diễn biến phức tạp của đại dich, nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp đã ngay lập tức tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới ngay sau khi công ty phải đóng cửa vì COVID.
Doanh nghiệp nỗ lực sáng tạo trong giai đoạn Covid-19
Thực tế cho thấy, trong giai đoạn COVID-19 bùng phát, các doanh nghiệp Việt Nam thích ứng nhanh nhạy chưa từng có trong việc phát triển các sản phẩm công nghệ số phòng chống COVID-19 và chuyển đổi cuộc sống sang trạng thái bình thường mới...