Nhiều băn khoăn về gói cho vay 100.000 tỉ đồng ưu đãi 4% lãi suất
- 3
- Vấn đề
- 11:33 27/09/2021
DNHN - Gói cho vay ưu đãi 4% lãi suất với quy mô 100.000 tỉ đồng hiện đang được các cơ quan quản lý thảo luận, nhưng khả năng thực thi và cơ chế thực hiện vẫn là dấu hỏi lớn.
Tại buổi đối thoại trực tuyến “Gói hỗ trợ lãi suất: Vốn phải đến đúng đích” mới đây, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước, cho biết, dự kiến trong thời gian tới có thể triển khai gói cho vay cấp bù lãi suất 3.000 tỉ đồng.
Theo đó, quy mô dư nợ cho vay của gói này có thể đạt 100.000 tỉ đồng với lãi suất được hỗ trợ tương ứng khoảng 3-4%.
Gói hỗ trợ này được triển khai từ ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, gần đây gợi ý về gói hỗ trợ lãi suất trên 2.000 tỉ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, với dư nợ dự kiến khoảng 60.000 tỉ đồng, hỗ trợ doanh nghiệp vượt đại dịch Covid-19.
(Ảnh minh họa)
Quy mô còn nhỏ, khó cho vay dưới chuẩn
Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá con số dự kiến đưa ra là 3.000 tỉ đồng hỗ trợ 4% lãi suất, quy mô này được cho là vẫn còn nhỏ. “Tôi cho rằng quy mô này quá nhỏ, không thấm vào đâu để tạo ra sức bật giúp nền kinh tế phục hồi rõ nét”, TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển kinh doanh, nhận định.
Theo ông Nghĩa, trên thị trường hiện nay đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ, dù giảm lãi suất đến ba lần từ năm ngoái đến nay, nhưng doanh nghiệp vẫn “kêu” chưa đủ. Do đó, nếu gói hỗ trợ lãi suất này muốn thực hiện thì cần tạo dấu ấn riêng, còn không thì không cần thực hiện.
Nhưng quy mô nhỏ chưa phải là trở ngại duy nhất, đối tượng cho vay ưu đãi cũng là một chủ đề quan trọng mà các chuyên gia thảo luận. Nếu giữ nguyên tiêu chuẩn cho vay như hiện nay thì các ngân hàng rất khó thực hiện, số lượng doanh nghiệp tiếp cận được là rất ít.
“Với điều kiện cho vay một là không có nợ xấu, hai là đảm bảo doanh thu, ba là có lợi nhuận, bốn là có tài sản đảm bảo, thì đến cả Vietravel hay Vietnam Airlines chắc chắn đều đứng ngoài cuộc”, TS. Lê Xuân Nghĩa nói.
Ủng hộ gói hỗ trợ trên, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cho biết đối tượng chính sách này nên hướng đến tất cả doanh nghiệp chịu ảnh hưởng Covid-19. Tuy nhiên, cần phải có cơ chế chính sách rõ ràng vì các ngân hàng sẽ không dám cho vay dưới chuẩn nếu không có quy định pháp lý cụ thể.
Ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng Tổng cục Thống kê, cho rằng hiện nay đa phần doanh nghiệp bế tắc ở chỗ không vay vốn được vì điều kiện ngặt nghèo. “Gói hỗ trợ thừa nhưng không ai vay được, nếu ngân hàng không gỡ được thì sẽ bế tắc. Sắp tới tung ra gói hỗ trợ này nhưng có thể không nhiều người vay vì vẫn đứt gãy công đoạn sản xuất”, ông nêu vấn đề.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, sắp tới NHNN sẽ phối hợp với các bộ, ngành để xây dựng cơ chế cho chính sách hỗ trợ mới, nhưng mục tiêu quan trọng nhất vẫn là kiểm soát lạm phát vì nếu không thì gói hỗ trợ gây hiệu ứng ngược. Đại diện NHNN cũng nhắc lại bài học gói hỗ trợ năm 2009 và sau đó lạm phát đã lên đến hai con số, để lại nhiều hệ lụy vĩ mô.
Phải có nguồn tiền cho vay
Theo ông Nghĩa, một vấn đề quan trọng là nguồn tiền cho gói hỗ trợ này. Nếu theo đề xuất hiện tại là từ nguồn ngân sách thì rất khó, vì điều kiện của quản lý tiền ngân sách là tuyệt đối có rủi ro bằng 0.
Ngược lại, Bộ Tài chính có thể đứng ra để xúc tiến gói hỗ trợ này, nhưng không chỉ cần tăng quy mô mà cần phải huy động từ các nguồn lực khác thì mới khả thi, như vay thêm từ phát hành trái phiếu, hay nguồn dự trữ ngoại hối (hiện đã lên mức rất cao so với thời điểm như năm 2009).
Mặt khác, để xây dựng cơ chế hỗ trợ thì ông Nghĩa cũng nhấn mạnh rằng ngân sách gói hỗ trợ và các ngân hàng thương mại phải thanh toán song phẳng với nhau, chứ không phải là tính vào chuyện trừ thuế của doanh nghiệp. Theo đó, cần có quy chế đặc biệt dùng cho gói này để không ảnh hưởng tới bộ luật nào, gói này thực hiện xong thì kết thúc.
Trên khía cạnh khác, ông Hùng, Hiệp hội ngân hàng, cho rằng, trong giai đoạn qua các chính sách giảm lãi suất của các ngân hàng thương mại chủ yếu thực hiện cắt giảm lợi nhuận dựa trên các khoản vay nợ hiện hữu, tức dùng nguồn lực của chính ngân hàng. Nguồn lực của các ngân hàng thương mại sẽ sớm bị bào mòn trong thời gian tới, dưới áp lực của nợ xấu, khi ngân hàng vẫn còn đứng trước áp lực về nợ xấu, trích lập dự phòng trong thời gian tới.
Đại diện cho nhóm các doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Vietravel, cho rằng, lúc này doanh nghiệp rất cần “oxy” để thở, cần thanh khoản để tồn tại, còn các ngân hàng lại báo lãi lớn là rất phản cảm.
Bên cạnh đó, nguồn lực để cứu trợ doanh nghiệp thì vẫn còn dư địa nếu nhìn vào thặng dư ngân sách. “Giờ không có thời gian để bàn chuyện giải cứu bao nhiêu “oxy”, cứ lắp máy thở rồi tính tiếp”, ông kiến nghị.
Theo Dũng Nguyễn/thesaigontimes.vn
Bài liên quan
# cơ quan quản lý

Các nhà đầu tư thận trọng đối với chứng khoán Trung Quốc trong bối cảnh lo ngại về tăng trưởng
Nhiều công ty Trung Quốc đã chào bán cổ phiếu tại Hồng Kông do áp lực chính trị ở cả Mỹ và Trung Quốc làm tăng nguy cơ New York hủy niêm yết.
Đọc thêm Vấn đề
Điều gì cản trở Việt Nam tăng trưởng cao?
Dù đã có nhiều cuộc đàm phán về xây dựng các chuỗi cung ứng toàn cầu, quá trình đưa các sản phẩm công nghệ vào về sản xuất tại Việt Nam diễn ra tương đối chậm. Vậy điểm nghẽn ở đây là gì? Bloomberg chỉ ra điểm nghẽn cản trở Việt Nam tăng trưởng cao vượt mức 7%.
Chính phủ ban hành Chương trình quốc gia nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 985/QĐ-TTg ban hành Chương trình quốc gia nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030.
Nợ công của Việt Nam đang giảm mạnh
Theo bản tin nợ công số 14 của Bộ Tài chính, nợ công của Việt Nam giai đoạn 2017-2021 đang giảm mạnh từ mức 61,4% GDP xuống còn 43,1% GDP. Cùng với đó nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương cũng giảm dần.
Cần Thơ đặt mục tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người đạt từ 9.400 - 11.000 USD vào năm 2030
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Cần Thơ (GRDP) tăng 8,04% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của thành phố Cần Thơ trong vòng 3 năm qua, đứng thứ hai so với 5 thành phố trực thuộc Trung ương và thứ 2 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Thanh Hoá: Tháo dỡ phần công trình vi phạm trên hành lang thoát lũ của đê biển tại phường Hải Châu
Sau khi loạt bài phản ánh sai phạm về việc xây dựng công trình chế biến hải sản trái phép, vi phạm hành lang an toàn đê biển quốc gia của của sở kinh doanh Lý Hoà được đăng tải trên Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập, các cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra và xử lý tháo dỡ phần công trình vi phạm trên hành lang thoát lũ đê biển.
Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư thế giới
Kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có bước phát triển ngoạn mục, trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là về thương mại. Đây là nhận xét của ông Axel Goethals, Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu châu Âu về châu Á (EIAS) và ông Xavier Nuttin, chuyên gia cao cấp của EIAS,
Bà Trần Hồng Việt - Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam: Việt Nam nên tập trung vào điện hóa
Dựa trên việc phân tích các kịch bản dự kiến gắn với mục tiêu cam kết tại COP 26, phía Đan Mạch khuyến nghị Việt Nam nên tập trung vào điện hóa tất cả các ngành/lĩnh vực.
Quy hoạch Điện VIII: Phát thải ngành điện chỉ còn khoảng 40 triệu tấn/năm
Theo kịch bản Quy hoạch điện VIII, nhờ việc phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo và chuyển đổi nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện nên lượng phát thải CO2 của phương án phát triển điện lực rà soát sau COP26 đã giảm mạnh.
Kiến nghị và giải pháp gỡ vướng về nợ đọng trong xây dựng
Ngày 18/8 tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) tổ chức Hội thảo "Nợ đọng xây dựng - Kiến nghị và giải pháp". Sự kiện sẽ chuyển tải tâm tư của cộng đồng doanh nghiệp và lãnh đạo của nhiều đơn vị, nhà thầu xây dựng trước những khó khăn về tình trạng nợ đọng chi phí, ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà thầu.
Phú Quốc: Thu hút nguồn vốn lớn để phát triển đô thị
Thu hút nguồn vốn lớn để phát triển đô thị là điều cần thiết đối với thành phố Phú Quốc - nơi tọa lạc của hòn đảo lớn nhất Việt Nam thuộc tỉnh Kiên Giang, phục vụ cho sự tăng trưởng đa dạng và bền vững của thành phố sau nhiều năm đầu tư vào ngành du lịch giải trí - nghỉ dưỡng.