Nhật Bản gấp rút tìm kiễm những kỹ sư công nghệ để chạy đua với các nước trên thế giới

12:57 30/09/2021

Nhật Bản đã đi sau các quốc gia khác trong việc nuôi dưỡng các chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT), vốn không thể thiếu trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.

Nhật Bản năm 2018 đã đào tạo ra 29.000 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành khoa học tự nhiên, toán học và thống kê, con số thứ 10 ở Mỹ

Các trường đại học và các công ty đang thực hiện các biện pháp đối phó và hy vọng có thể cung cấp đủ số lượng kỹ sư CNTT chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh của Nhật Bản. Ảnh: Nikkei Asia.

Nước này vào năm 2030 dự kiến ​​sẽ thiếu hụt 270.000 công việc liên quan đến lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và Internet of Things ( IoT- Mạng lưới vạn vật kết nối Internet).

Với rất ít sinh viên tốt nghiệp có bằng STEM - bằng về những ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, Nhật Bản nhận thấy tương lai dần ảm đạm và nhu cầu đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết.

"Chúng tôi không thể phát triển một hệ thống để dự báo nhu cầu về sản phẩm, mặc dù chúng tôi cần nó", một Giám đốc điều hành nhà sản xuất thực phẩm phụ trách chuyển đổi kỹ thuật số than thở. Mặc dù công ty đã tăng nhân viên công nghệ thông tin lên 1,6 lần, nhưng vẫn chưa nuôi dưỡng được những nhân viên quen thuộc với các công nghệ tiên tiến.

Nhật Bản có một số lượng đáng kể kỹ sư CNTT. Theo khảo sát của Bộ Nội vụ và Truyền thông, ngành thông tin và truyền thông có 1,22 triệu kỹ sư vào năm 2020 - con số nhiều thứ tư trên thế giới. Các nhà thu thập thông tin như Tổ chức Lao động Quốc tế đưa số lao động này ở Mỹ là 4,09 triệu, ở Ấn Độ là 2,32 triệu và ở Trung Quốc là 2,27 triệu.

Nhưng các kỹ năng CNTT cụ thể mới là điều quan trọng. Lao động CNTT thông thường, những người phát triển trang web và ứng dụng, năm 2018 chiếm 90% tổng số lao động CNTT ở Nhật Bản. Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, các nhân viên CNTT tiên tiến, những người chuyên về trí tuệ nhân tạo và các thiết bị thông minh kết nối với cái được gọi là Internet of Things, chiếm 10%, theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp cho biết. 

Số lượng nhân viên CNTT tiên tiến của Nhật Bản được dự báo sẽ tăng gấp 13 lần vào năm 2030 so với năm 2018, thế nhưng khi đó tình trạng thiếu nhân lực này của đất nước sẽ lên tới 270.000 người. Nhu cầu về nhân tài dự kiến ​​sẽ tăng nhanh đến mức việc dạy các kỹ năng chuyển đổi kỹ thuật số cho nhân viên CNTT thông thường sẽ không thể tạo ra nhiều khác biệt.

Theo dự báo của Công ty nghiên cứu Gartner của Mỹ cho biết, hơn 70% ứng dụng được phát triển cho mục đích kinh doanh sẽ là nền tảng không cần mã và ít mã không cần lập trình. Thay vào đó, những người có khả năng giải quyết các vấn đề về AI và IoT sẽ là cần thiết, Giáo sư Ken Sakamura của Đại học Toyo cho biết.

Nhu cầu đối với sinh viên tốt nghiệp có bằng STEM sẽ tăng lên. Tại Hoa Kỳ, sinh viên tốt nghiệp STEM từ Stanford và các trường đại học tên tuổi khác tìm việc làm tại một tập đoàn Công nghệ lớn hoặc bắt đầu tự mình kinh doanh.

Khi Nikkei phân tích dữ liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, hợp tác với công ty nhân sự Human Resocia, chúng tôi đã tìm thấy 29.000 sinh viên Nhật Bản tốt nghiệp chuyên ngành khoa học tự nhiên, toán học và thống kê vào năm 2018. Cùng năm đó, Hoa Kỳ có số lượng gấp 10 lần .

Tại Nhật Bản, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của sinh viên tốt nghiệp trong các lĩnh vực này từ năm 2014 đến năm 2018 thực sự đã giảm 0,4%. Con số này so với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm 10% ở Pháp và 7% ở Ý.

Các trường đại học đang cố gắng chống lại xu hướng này. Tại Đại học Shiga, năm 2017 đã mở khoa khoa chuyên học về dữ liệu đầu tiên trên toàn quốc, sinh viên cộng tác với Daihatsu Motor và các công ty khác. Khoa Mạng thông tin cho Đổi mới và Thiết kế tại Đại học Toyo cung cấp các khóa học được thiết kế để tích hợp khoa học máy tính, thiết kế và tiếp thị.

Giáo sư Kaoru Kawamoto của Shiga nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi nội dung giáo dục để đáp ứng nhu cầu xã hội hơn là chỉ tăng cường các chương trình STEM.

Các công ty đang có những động thái ở Nhật Bản nhằm đào tạo và thuê các kỹ sư CNTT tiên tiến. Daikin Industries sẽ thành lập một trường đại học nội bộ hợp tác với Đại học Osaka để đào tạo 1.500 chuyên gia AI và IoT vào năm tài chính 2023. Z Holdings, công ty mẹ của Yahoo Nhật Bản, sẽ tăng lực lượng lao động gồm 5.000 kỹ sư AI cho đến năm tài chính 2025.

Trong bảng xếp hạng cạnh tranh kỹ thuật số thế giới, được tổng hợp dựa trên các phân tích của Viện Phát triển Quản lý Quốc tế, một trường kinh doanh ở Thụy Sĩ, xếp hạng tổng thể của Nhật Bản đã giảm xuống vị trí 27 vào năm 2020 từ vị trí 20 năm 2013.

Trươc tình hình đó, các công ty tại Nhật Bản không đứng yên. Các trường đại học và các công ty đang thực hiện các biện pháp đối phó và hy vọng có thể cung cấp đủ số lượng kỹ sư CNTT chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh của Nhật Bản.

Bảo Bảo (Theo Nikkei Asia)