Thứ ba 08/10/2024 23:46
Hotline: 024.355.63.010
Thị trường

Nhập khẩu phân bón tiếp tục tăng tháng thứ 3 liên tiếp

21/11/2022 22:33
Tính chung từ đầu năm đến 15/11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã đạt 644,68 tỷ USD.
aa

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 10/2022, nhập khẩu phân bón tiếp tục tăng tháng thứ 3 liên tiếp, tăng cả về lượng, kim ngạch và giá so với tháng 9/2022. Mức tăng tương ứng 26,2%, 27,9% và 1,4%, đạt 321.967 tấn, tương đương 154,24 triệu USD, giá trung bình 479 USD/tấn.

Các con số này so với tháng 10/2021 thì giảm 14,3% về lượng, nhưng tăng 4,4% kim ngạch và tăng 21,8% về giá.

Trong tháng 10, nhập khẩu phân bón lớn nhất vẫn đến từ thị trường Trung Quốc với mức tăng 27,8% về lượng, tăng 27% kim ngạch, nhưng giảm nhẹ 0,6% về giá so với tháng 9/2022, đạt 192.800 tấn, tương đương 84,09 triệu USD, giá 436,2 USD/tấn.

So với tháng 10/2021, nhập khẩu phân bón từ thị trường này cũng tăng mạnh 35% về lượng, tăng 52,2% kim ngạch và tăng 12,8% về giá.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Đứng thứ hai là nhập khẩu từ thị trường Nga. Trong tháng 10, nhập khẩu phân bón từ thị trường này tăng 51,5% về lượng và tăng 39,6% kim ngạch so với tháng 9/2022, đạt 38.391 tấn, tương đương trên 32,52 triệu USD. So với tháng 10/2021 tăng 34,7% về lượng, tăng 147,9% kim ngạch.

Tính chung trong 10 tháng năm 2022, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt trên 2,77 triệu tấn, trị giá trên 1,3 tỷ USD, giá trung bình đạt 469,5 USD/tấn; giảm 27,2% về khối lượng, nhưng tăng 13,4% về kim ngạch và tăng 55,7% về giá so với cùng kỳ năm 2021.

Kết quả xuất nhập khẩu trong thời gian qua là minh chứng cho thấy, các doanh nghiệp đã và đang tận dụng tốt các FTA. Đơn cử, với Hiệp định CPTPP, bà Võ Hồng Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ, Bộ Công Thương nêu rõ, 9 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Canada đã tăng trưởng tới trên 50% so với cùng kỳ năm 2021. Nhìn chung, sau 3 năm thực thị CPTPP, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường trong khối tăng trưởng lên đến 75-100%. Nhóm điện thoại và linh kiện, nhóm điện tử và máy vi tính, máy móc, phụ tùng, dệt may, da giày… là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang khu vực này.

Hoặc với EVFTA, Hiệp định EVFTA có tác động rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu vì EU là thị trường tiêu thụ rất nhiều sản phẩm của Việt Nam; trong đó, có các sản phẩm như thủy sản, lúa gạo và cũng là thị trường đa dạng sản phẩm công nghiệp tiêu thụ lớn.

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương thông tin, trong hai năm qua, đa số mặt hàng xuất khẩu sang EU đều có mức tăng trưởng cao, đặc biệt với một số nhóm hàng như sắt thép, mức tăng trưởng lên đến 200%, hoặc nhóm cà phê tăng 75,2%, hạt tiêu tăng trưởng 55,8%.

Ngọc Phi (tổng hợp)

Bài liên quan
Tin bài khác
Lý giải quy định thương nhân phân phối không được mua bán xăng dầu với nhau

Lý giải quy định thương nhân phân phối không được mua bán xăng dầu với nhau

Phó Vụ Trưởng Vụ Thị trường - Bộ Công Thương đã nêu ý kiến về nội dung dự thảo gây tranh cãi là không cho phép thương nhân phân phối mua bán xăng dầu với nhau.
Loạt động lực mới giúp thị trường Bình Dương hồi phục

Loạt động lực mới giúp thị trường Bình Dương hồi phục

Trước những động lực mới từ quy hoạch, đầu tư hạ tầng và lợi thế về quỹ đất, thị trường Bình Dương đang trở thành thị trường thay thế lý tưởng của TP.HCM.
Kiểm soát chặt chất lượng thịt nhập khẩu vào Việt Nam

Kiểm soát chặt chất lượng thịt nhập khẩu vào Việt Nam

Các cơ quan chức năng đã phát hiện 55 lô hàng thịt nhập khẩu nhiễm vi khuẩn Salmonella trong tổng số 6.679 lô hàng được xét nghiệm, chiếm tỷ lệ gần 1%.
Kim ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam đạt mốc lịch sử

Kim ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam đạt mốc lịch sử

Theo thống kê, chỉ riêng tháng 9, kim ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam đã tăng vọt lên 117 triệu USD, tăng 154,2% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Quảng Bình: Sản phẩm OCOP huyện Bố Trạch giúp tăng giá trị và phát triển kinh tế nông thôn

Quảng Bình: Sản phẩm OCOP huyện Bố Trạch giúp tăng giá trị và phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giúp phát triển nông nghiệp, khơi dậy được tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, qua đó nâng cao thu nhập cho người dân.