Nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu của Đài Loan Nanya có kế hoạch xây dựng nhà máy 10 tỷ USD

14:47 20/04/2021

Nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu của Đài Loan Nanya Technology hôm nay (20/4) thông báo họ sẽ xây dựng một nhà máy chip trị giá 10 tỷ USD.

Kế hoạch này nhằm giảm bớt sự thiếu hụt chất bán dẫn đang ngày một ngày nghiêm trọng trên toàn cầu và để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các thành phần liên quan đến 5G.

Wu Chia-Chau, chủ tịch của Nanya Technology, thông báo về kế hoạch của nhà sản xuất chip Đài Loan về một nhà máy mới ở Tân Đài Bắc. (Ảnh do Nanya Technology cung cấp)
Wu Chia-Chau, chủ tịch của Nanya Technology, thông báo về kế hoạch của nhà sản xuất chip Đài Loan về một nhà máy mới ở Tân Đài Bắc. 

Cơ sở sản xuất 300 tỷ USD Đài Loan ( tương đương với 0,69 tỷ USD) mới này sẽ nằm ở thành phố Tân Đài Bắc, phía bắc Đài Loan và sẽ là nhà máy mới lớn nhất của công ty trong hơn một thập kỷ.

"Khoản đầu tư sẽ đến trong vòng bảy năm tới và tạo ra ít nhất 2.000 việc làm mới. Việc xây dựng sẽ bắt đầu vào cuối năm 2021 và nhà máy sẽ hoàn thành vào năm 2023 với việc sản xuất hàng loạt dự kiến ​​bắt đầu vào năm 2024", Chủ tịch Wu Chia-Chau nói với các phóng viên vào hôm nay (20/4).

Nanya là nhà sản xuất chip bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động (DRAM) lớn thứ tư thế giới, sau Samsung, SK Hynix và Micron. Chip DRAM được sử dụng trong mọi thứ, từ máy tính, điện thoại thông minh đến máy chủ và ô tô được kết nối. 

Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh các nhà sản xuất chip Đài Loan và toàn cầu gấp rút mở rộng năng lực sản xuất để giải quyết cuộc khủng hoảng chip ngày càng trầm trọng , vốn đã lan rộng từ các nhà sản xuất ô tô sang các nhà sản xuất điện tử tiêu dùng.

Tuần trước, Powerchip Semiconductor Manufacturing, một công ty đồng hương với quy mô nhỏ hơn đã khởi công xây dựng nhà máy chip trị giá 278 tỷ Đài tệ tại thành phố Miaoli của Đài Loan. Nhà máy mới đầu tiên của công ty sau 15 năm sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023. Taiwan Semiconductor Manufacturing, nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, trước đó đã xác nhận rằng họ sẽ đầu tư kỷ lục 100 tỷ USD trong ba năm tới để mở rộng công suất chip tiên tiến, bao gồm Nhà máy trị giá 12 tỷ USD ở Arizona. Intel cũng tuyên bố sẽ chi 20 tỷ USD để xây dựng thêm hai cơ sở chip tại Mỹ.

Cơ sở dự kiến ​​của Nanya sẽ sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến nhất hiện có cho bộ nhớ và chip logic, được gọi là công nghệ sản xuất 10 nanomet, công ty cho biết trong một hồ sơ trên sàn chứng khoán.

Sự thiếu hụt chip đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các thành phần bán dẫn, chúng được coi là trái tim và bộ não của hầu hết tất cả các thiết bị điện tử. Do đó, Mỹ và EU đều đang nỗ lực tăng cường sản xuất chip nội địa, với việc Nhà Trắng vào ngày 12 tháng 4 tổ chức Hội nghị thượng đỉnh với các CEO theo hình thức trực tuyến để giải quyết vấn đề này. Chính phủ Mỹ cũng đang xem xét một quỹ trị giá 50 tỷ USD để thúc đẩy sản xuất chip tiên tiến và phát triển nghiên cứu, nhằm giúp Mỹ lấy lại vị trí dẫn đầu ngành sản xuất chip.

Trung Quốc cũng đang hy vọng tăng cường khả năng tự chủ về chip của mình bằng cách tăng cường sản xuất chip.

Quốc gia này đang phát triển các nhà sản xuất chip nhớ địa phương của mình từ Yangtze Memory Technologies có trụ sở tại Vũ Hán, nhằm một ngày nào đó sẽ thách thức Samsung và Kioxia, ChangXin Semiconductor Technologies, có trụ sở tại Hợp Phì, An Huy, một đối thủ cạnh tranh nhỏ nhưng đáng gờm với Nanya Tech và Samsung, SK Hynix và Micron.

Bảo Bảo (Theo Nikkei Asia)