
Nhà đầu tư Mỹ đổ vốn khủng cho các công ty trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc
167 nhà đầu tư Mỹ đã tham gia vào 401 giao dịch. Tổng giá trị các giao dịch là 40,2 tỷ USD, chiếm 37% số vốn mà các công ty AI Trung Quốc huy động được trong 6 năm đó.
Báo cáo công bố mới đây của CSET - một tổ chức nghiên cứu chính sách công nghệ thuộc Đại học Georgetown cho thấy các nhà đầu tư Mỹ, trong đó có các đại gia công nghệ Intel và Qualcomm, đóng góp gần 20% đầu tư vào các công ty trí tuệ nhân tạo (AI) Trung Quốc giai đoạn 2015 – 2021.
Theo đó, 167 nhà đầu tư Mỹ đã tham gia vào 401 giao dịch. Tổng giá trị các giao dịch là 40,2 tỷ USD, chiếm 37% số vốn mà các công ty AI Trung Quốc huy động được trong 6 năm đó.
Dữ liệu cho thấy Qualcomm Ventures và Intel Capital đã lần lượt tham gia vào 13 và 11 khoản đầu tư vào các công ty AI của Trung Quốc, trong khi đó GGV Capital dẫn đầu các công ty Mỹ với 43 khoản đầu tư vào lĩnh vực này.
Theo báo cáo, GSR Ventures (Mỹ) đã cùng Iflytek (Trung Quốc) đầu tư vào một công ty AI Trung Quốc. Silicon Valley Bank và Wanxiang American Healthcare (Mỹ) cũng cùng Sensetime (Trung Quốc) rót vốn vào các doanh nghiệp AI nước này.
Báo cáo cho thấy một số khoản đầu tư lớn nhất bao gồm khoản đầu tư riêng của Goldman Sachs vào 1KMXC, một công ty chế tạo rô-bốt hỗ trợ AI, cũng như khoản đầu tư của ba công ty quỹ đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Hoa Kỳ vào Geek+, một công ty rô-bốt di động tự trị.
Theo Hãng tin Reuters, CSET công bố tài liệu mới nhất trong bối cảnh các khoản đầu tư của Mỹ vào AI, lượng tử và chất bán dẫn ngày càng được xem xét kỹ lưỡng.
Trong năm nay, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến công bố sắc lệnh, hạn chế một số khoản đầu tư của Mỹ vào các ngành công nghệ nhạy cảm của Trung Quốc, sau khi một bộ phận cho rằng chính các nhà đầu tư Mỹ đã góp vốn và bí quyết có giá trị cho các công ty công nghệ Trung Quốc có thể giúp nâng cao năng lực quân sự của Bắc Kinh.
Cuối năm 2022, Mỹ hạn chế cung cấp chất bán dẫn cho Trung Quốc. Tháng 8/2022, Tổng thống Joe Biden đã ký một dự luật, trong đó hỗ trợ nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn trong nước trị giá khoảng 52 tỷ USD.
Các công ty Mỹ đang bị chính phủ giám sát ngày càng chặt chẽ về hàng hóa bán cho Trung Quốc. Washington đã và đang thắt chặt những hạn chế bán hàng đối với Bắc Kinh vì cho rằng điều này "gây ra rủi ro an ninh".
Theo CSET, chỉ có một công ty AI của Trung Quốc nhận được tài trợ từ các nhà đầu tư Mỹ tham gia phát triển các ứng dụng AI cho mục đích quân sự hoặc an toàn công cộng.
Anh Tú
Cùng chuyên mục


Châu Âu tìm ra nguồn cung dầu thô mới, nhập khẩu hàng triệu thùng dầu mỗi ngày từ Mỹ

Nhật Bản: Trong tháng tới, ANA nối lại đường bay Tokyo đến Bắc Kinh và Thượng Hải sau 3 năm

Du lịch châu Á –Thái Bình Dương sẽ phục hồi 50% mức trước đại dịch trong năm nay

Theo Steve Forbes, việc Fed tăng lãi suất một cách ngoan cố đang hủy hoại nền kinh tế Mỹ

Cổ phiếu của Deutsche Bank trượt 14% khi đặt cược rằng sẽ vỡ nợ vì số nợ tăng vọt
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?