Người tiêu dùng Mỹ lo lắng về tình hình kinh tế do lạm phát tăng cao
- 127
- Hội nhập
- 13:05 13/05/2022
DNHN - Ngoài lạm phát, các vấn đề về chuỗi cung ứng vẫn chưa được giải quyết càng làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế và tâm lý người tiêu dùng tại Mỹ.
Người Mỹ lại đang cảm thấy tồi tệ và lo lắng về tình hình kinh tế, điều này sở dĩ bắt nguồn từ lạm phát tăng cao.
Ngay cả khi tốc độ tăng giá tiêu dùng được điều chỉnh lại một số vào tháng 4, lạm phát vẫn ở gần mức cao nhất trong 40 năm và đang khiến nhiều ngân sách hộ gia đình Mỹ rơi vào tình trạng khó khăn.
Theo dữ liệu khảo sát sơ bộ do Đại học Michigan công bố ngày 13/5, tâm lý người tiêu dùng đã giảm 9,4% trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng. Điều đó đã đảo ngược mức tăng trong thời gian ngắn được thấy vào tháng 4.
Ở mức 59,1, chỉ số tâm lý người tiêu dùng đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011. Theo các kết quả khảo sát khác được theo tiến hành để đánh giá điều kiện kinh tế hiện tại và kỳ vọng của người tiêu dùng. Những thống kê đều cho thấy con số giảm mạnh.
Joanne Hsu, Giám đốc Khảo sát người tiêu dùng cho biết: “Đánh giá của người tiêu dùng về tình hình tài chính hiện tại của họ so với một năm trước là ở mức thấp nhất kể từ năm 2013, với 36% người tiêu dùng cho rằng đánh giá tiêu cực của họ là do lạm phát”.
Mặc dù vậy, dự báo lạm phát cho năm tới vẫn giữ ở mức 5,4%. Dự báo lạm phát dài hạn cũng được đặt ở mức 3%, mức thường xuyên thấy trong 10 tháng qua. Đó là một thời gian khó khăn đối với người Mỹ.
Tim Quinlan và Sara Cotsakis, các nhà kinh tế tại Wells Fargo, viết trong một nghiên cứu cho biết: “Thật khó để tìm thấy sự lạc quan cho người tiêu dùng trong năm 2022. Lạm phát vẫn tồi tệ như nó đã xảy ra trong nhiều thập kỷ. Tỷ lệ thế chấp gia tăng khiến nhà ở thậm chí còn kém khả năng chi trả hơn. Giá xăng đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Các vấn đề về chuỗi cung ứng vẫn đang khiến mọi thứ từ sữa công thức cho trẻ em đến thiết bị gia dụng trở nên khó kiếm".
Giá cả tăng cao một cách khó kiểm soát trong thời gian dài đủ để ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng đối với các mặt hàng. Các vấn đề về chuỗi cung ứng vẫn chưa được giải quyết càng làm trầm trọng thêm điều đó. Cuộc chiến ở Ukraine đang đè nặng lên giá lương thực và khí đốt.
Minh Anh
Bài liên quan
#tình hình kinh tế

Bình Dương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công năm 2022
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới được UBND tỉnh Bình Dương đề ra trong buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội thường kỳ tháng 4 được tổ chức sáng ngày 6/5/2022.
Đọc thêm Hội nhập
Trung Quốc gia tăng hỗ trợ nền kinh tế đem lại hi vọng cho tăng trưởng cả khu vực châu Á
Sau đợt phong tỏa các thành phố lớn do số ca nhiễm đại dịch Covid-19 tăng cao, Trung Quốc đã và đang đứng trước các áp lực về giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế do gián đoạn chuỗi cung ứng cũng như ảnh hưởng sản xuất và tiêu dùng. Các nhà hoạch định chính sách mới đây đã đưa ra các cam kết hỗ trợ mạnh tay hơn để tránh khỏi viễn cảnh xấu khi nền kinh tế vừa mới vào đà hồi phục.
Sự hậu thuẫn lớn từ nhà nước mang lại lợi thế cạnh tranh cho nhà sản xuất pin Trung Quốc CALB
Trong khi hầu hết các nhà sản xuất pin Trung Quốc cũng đang chứng kiến sự tăng trưởng doanh số nhanh chóng, thì sự bứt phá của CALB đã đưa công ty này vượt lên trên các công ty tầm trung như SVOLT Energy Technology, Gotion High-tech và Farasis Energy để trở thành công ty đứng thứ 3 của đất nước sau CATL và BYD.
Triển vọng tăng trưởng GDP của Singapore bị thách thức bởi lạm phát và chiến tranh giữa Nga-Ukraine
Các quan chức thương mại cho biết, cuộc xung đột đã làm gián đoạn nguồn cung cấp năng lượng, lương thực và các mặt hàng khác trên toàn cầu, từ đó làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát toàn cầu và ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế.
Liệu kỳ nghỉ mùa hè có giúp phục hồi ngành du lịch sau cú sốc COVID-19?
Mùa hè này từ lâu đã được dự báo là thời điểm bùng nổ tiềm năng cho ngành du lịch. Nhưng những lo lắng về lạm phát và sự bùng phát trong các ca nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc đang bắt đầu gây tổn hại cho người tiêu dùng và cả các công ty trong ngành.
Nhật Bản bắt đầu thử nghiệm mở cửa trở lại cho các đoàn du lịch nước ngoài
Chính phủ sẽ đưa ra các hướng dẫn để phục hồi du lịch một cách an toàn từ thông tin thu thập được trong thử nghiệm này.
Samsung đầu tư 356 tỷ USD trong 5 năm vào các lĩnh vực chiến lược
Tập đoàn Hàn Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng dài hạn trong lĩnh vực chất bán dẫn, dược phẩm sinh học. Những lĩnh vực này có ý nghĩa chiến lược và quan trọng đối với an ninh kinh tế của Hàn Quốc.
Các kỳ lân Ấn Độ cắt giảm việc làm, đóng cửa các đơn vị để tiết kiệm nguồn vốn
Các công ty khởi nghiệp lớn nhất của Ấn Độ đang chuyển sang tiết kiệm hơn trong bối cảnh nguồn vốn trở nên khó kiếm.
Tại sao Trung Quốc có thể sẽ phục hồi chậm hơn sau đợt bùng phát Covid mới đây
Nhiều nhà kinh tế dự đoán, nền kinh tế Trung Quốc sẽ không phục hồi nhanh chóng sau đợt bùng phát Covid mới nhất. Thay vào đó, họ dự báo một sự phục hồi chậm ở phía trước.
Nidec đặt mục tiêu năm 2023 bắt đầu xây dựng nhà máy động cơ xe điện hàng đầu ở Trung Quốc
Nhà máy sẽ có khả năng sản xuất 1 triệu hệ thống động cơ E-Axle trong một năm, trở thành trung tâm sản xuất linh kiện lớn nhất của Nidec.
Sumitomo Mitsui Trust thành lập công ty giám sát tài sản kỹ thuật số
Công ty tin rằng các nhà đầu tư sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi sở hữu và đầu tư vào tài sản kỹ thuật số nếu họ có thể được ủy thác cho các tổ chức tài chính uy tín như Sumitomo Mitsui Trust.