Người Mỹ gốc Á đang dần phá vỡ tiêu chuẩn của ngành công nghiệp làm đẹp

15:01 13/04/2021

Ngành công nghiệp làm đẹp trên thế giới đang thay đổi nhanh chóng với nhiều xu hướng mới ra đời. Ở phương Tây, nếu như mọi người vốn quen với những nét đẹp đậm chất Âu thì giờ đây những doanh nhân trẻ như Deepica Mutyala và Patrick Ta đang dần phá vỡ tiêu chuẩn đó.

Từ cô gái da màu với mong muốn mang đến dòng sản phẩm riêng biệt....
Deepica Mutyala là một cô gái trẻ luôn bị mê hoặc bởi cái đẹp, cô lớn lên ở Sugar Land, Texa. Mutyala thường đi dạo trên các lối đi của hiệu thuốc địa phương để ngắm nhìn các hình ảnh tạp chí và màn hình quảng cáo những video trang điểm. 
Mutyala, con gái của người nhập cư Ấn Độ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: “Tôi nhuộm tóc vàng, đeo kính áp tròng màu xanh và tôi thay đổi có dáng để phù hợp với những gì được coi là chuẩn mực cái đẹp. Phải mất rất nhiều thời gian tôi mới có thể tự tin vào làn da của chính mình. Chính vì thế bây giờ tôi cảm thấy đang được là chính minh, với tôi nguồn gốc và nét văn hóa được coi là một nét riêng tuyệt vời".
Hiện tại, Mutyala đang điều hành thương hiệu làm đẹp của riêng mình, 'Live Tinted' . Và sứ mệnh của cô ấy là mang đến cho khách hàng thứ mà cô ấy chưa từng có khi còn là một thiếu niên ở Texas: những sản phẩm làm nổi bật những người có tông màu da trầm hơn, giống như cô ấy. Cô đặt đó làm nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.
Những sản phẩm của làm nổi bật những người có tông màu da trầm hơn
Những sản phẩm của Live Tinted làm nổi bật những người có tông màu da trầm hơn.

"Ban đầu, tôi thành lập công ty có tên là Deep Beauty, công ty thu hút bởi các màu son dưỡng đa dang, nhưng sau đó cô cũng muốn tạo ra những sản phẩm tôn lên màu da ngăm quyến rũ. Tôi muốn những người như tôi tìm đến thương hiệu này", cô chia sẻ. 

Mutyala là một phần của làn sóng gần đây, gồm các doanh nhân và người có tầm ảnh hưởng là người Mỹ gốc Á sử dụng kiến ​​thức chuyên môn về văn hóa của họ để đa dạng hóa một lĩnh vực vốn từ lâu đã bỏ quên những người da màu.

Đó là một bước đột phá trong ngành sau nhiều năm hình thành - và một phần trước đó là nhờ ca sĩ da màu nổi tiếng Rihanna, người có thương hiệu Fenty Beauty đã chứng minh sức mạnh và lợi nhuận của ngành mỹ phẩm phục vụ cho nhiều chủng tộc và tông màu da khác nhau. 
Khi Fenty Beauty ra mắt vào năm 2017, hãng tự hào có 40 màu kem nền -một sự đa dạng chưa từng có và hiện đã có 50 màu. Thương hiệu này đã tạo ra doanh thu ước tính khoảng 570 triệu đô la trong 15 tháng đầu tiên và từ đó nữ ca sĩ đã mở rộng sang lĩnh vực chăm sóc da.
Mutyala tiếp nối thành công của Fenty Beauty, cô đã ra mắt thương hiệu Live Tinted vào năm 2019. Cô nhận định: "Có rất nhiều người nổi tiếng tạo ra thương hiệu của riêng họ, nhưng Rihanna đã làm điều đó một cách có ý nghĩa, tạo ra những sản phẩm được sự đón nhận của tất cả mọi người". 
Trong khi những người nổi tiếng và những người có ảnh hưởng đã định hình ngành công nghiệp mỹ phẩm, thì cơ sở tiêu dùng đa dạng hơn của nó cũng có. Ví dụ, người Mỹ gốc Á chi tiêu nhiều hơn dân số Hoa Kỳ nói chung cho các sản phẩm làm đẹp - 34% khi nói đến chăm sóc da, theo dữ liệu của NielsenIQ từ năm 2020.
Nhu cầu này và ảnh hưởng của xu hướng làm đẹp được người Mỹ gốc Á ủng hộ, được thể hiện trên các kệ hàng hiệu thuốc, nơi hiện có bán các sản phẩm làm đẹp của Nhật Bản và Hàn Quốc với các thành phần như mặt nạ ốc sên, mặt nạ tràm trà,...
....Đến chàng trai gốc Việt thay đổi quan niệm về trang điểm 
Instagram hiện đang là công cụ định hướng sự nghiệp của các nghệ sĩ trang điểm, chẳng hạn như Patrick Ta, người thu hút được sự chú ý của công chúng nhờ vẻ ngoài, đồng thời cũng xây dựng được một lượng lớn người theo dõi trên mạng xã hội khổng lồ này. Năm 2019, Patrick bắt đầu dòng sản phẩm của riêng mình là Patrick Ta Beauty. Hiện những khách hàng cao cấp của anh có nhiều diễn viên nổi tiếng như Shay Mitchell, Gigi Hadid, Constance Wu,... 

"Khi tôi mới bắt đầu làm việc trong lĩnh vực trang điểm tại MAC Cosmetics, hãng sản xuất mỹ phẩm hàng đầu tại Mỹ, tôi đã có thể trang điểm với những người ở mọi độ tuổi khác nhau và mọi làn da khác nhau. Điều này đã thực sự giúp ích rất nhiều để sự nghiệp của tôi có thể được như bây giờ. Thay vì làm thay đổi một con người, tôi cố gắng làm mọi thứ để nâng lên vẻ đẹp riêng của họ"Patrick nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Chân dung Patrick Ta
Chân dung Patrick Ta.

Một khách hàng nổi tiếng khác của Patrick, nữ diễn viên Olivia Munn - người có cả nguồn gốc Trung Quốc lẫn châu Âu, đã nhiều lần khen ngợi cách anh ấy làm việc . "Là một người Mỹ gốc Á, tôi luôn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các chuyên gia trang điểm có thể khiến tôi cảm thấy tốt nhất. Hầu hết các nghệ sĩ trang điểm chỉ làm những điều tương tự như họ sẽ làm với những phụ nữ khác và không biết làm thế nào để làm việc trên một người mang cả nét Á lẫn nét Âu. Nhưng Patrick ngay lập tức hiểu khuôn mặt của tôi. Anh ấy cực kỳ chu đáo và tỉ mỉ", cô nói với Tạp chí The Hollywood Reporter khi các dòng sản phẩm làm đẹp của Patrick Ta Beauty được ra mắt. 

Sản phẩm của Patrick Ta Beauty thu hút được nhiều nghệ sĩ mang vẻ đẹp Á - Âu nổi tiếng
Sản phẩm của Patrick Ta Beauty thu hút được nhiều nghệ sĩ mang vẻ đẹp Á - Âu nổi tiếng.

Patrick cho biết, sự thấu hiểu này không chỉ đến từ kỹ năng ngày càng hoàn thiện của anh ấy với tư cách là một chuyên gia trang điểm mà còn từ việc nắm bắt được bản sắc Việt - Mỹ của anh ấy. Anh là người gốc Việt nhưng sinh sống ở Mỹ. "Tôi lớn lên xung quanh rất nhiều người da trắng ở San Diego. Khi lần đầu tiên tôi trang điểm cho phụ nữ châu Á, tôi đã sử dụng phong cách phương Tây nhiều hơn. Nhưng bây giờ tôi biết mình hoàn toàn là người châu Á. Tôi chấp nhận điều đó. Tôi theo dõi những người nổi tiếng châu Á và xu hướng làm đẹp châu Á. Tôi cố gắng mang các xu hướng châu Á trở lại Hoa Kỳ để thử trên người Mỹ gốc Á."

Patrick nói rằng, khi làm việc với khách hàng gốc Á, anh ấy tránh dùng phấn phủ và thay vào đó là sử dụng các sản phẩm có đường viền tinh tế hơn với nhiều tông màu xám hơn. "Làm như vậy giúp giữ cho làn da tươi sáng và rõ ràng ", anh ấy chia sẻ. 

Patrick cũng nói: "Mắt một mí là một đặc điểm phổ biến của người châu Á, thay vì làm thay đổi tôi sẽ gây ấn tượng bởi việc biến nó trở nên thu hút khác lạ hơn".

Đón nhận nét đẹp mang bản sắc riêng

Trước những dòng mỹ phẩm như Patrick Ta Beauty hay Live Tinted, nhiều người tiêu dùng Mỹ gốc Á dần cảm thấy bị phớt lờ bởi các sản phẩm và kỹ thuật trang điểm thông thường phù hợp với khuôn mặt da trắng. Những người khác cho biết họ cảm thấy không an toàn, hoặc nhận thấy rằng các nghệ sĩ trang điểm đã làm giảm đi những nét đặc trưng châu Á của họ. Vào năm 2018, nữ diễn viên Chloe Bennett nói với US Weekly rằng các nghệ sĩ mà cô từng làm việc đã cố gắng sử dụng kĩ thuật trang điểm để làm cho đôi mắt trông to hơn, thay vì làm nổi bật hình dạng đôi mắt tự nhiên của cô.
Người có ảnh hưởng đến sắc đẹp người Mỹ gốc Hàn Jen Chae nhớ lại rằng "hoàn toàn không có gì phù hợp với mắt người châu Á" khi cô lớn lên ở Kansas.
Chân dung Jen Chae
Chân dung Jen Chae.
Cô nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: “Không có cộng đồng người châu Á nào bên. Tôi đã tự mình nghiên cứu và tìm đến những sản phẩm riêng phù hợp với mình. Cho đến nay, đã có rất nhiều các sản phẩm tôn lên được vẻ đẹp của người gốc Á". 

Chae nói: “Chúng tôi (người châu Á) luôn thích vẻ đẹp tự nhiên, ưa thích những sản phẩm là tôn lên làn da tự nhiên, vẻ ngoài rạng rỡ. Bây giờ, người Mỹ đang dần tiến tới việc đón nhận thêm nhiều nét độc đáo mang bản sắc văn hóa riêng".

Bảo Bảo (Theo CNN)