
Chậm trễ tiêm vaccine Covid-19 khiến nền kinh tế toàn cầu tiêu tốn 2,3 nghìn tỷ USD
Một báo cáo công bố hôm thứ Tư cho thấy, việc chậm triển khai vaccine vi-rút Corona sẽ khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 2,3 nghìn tỷ đô la do sản lượng hao hụt.

Nghiên cứu của Economist Intelligence Unit (EIU) chỉ ra rằng tại các nền kinh tế mới nổi, các nước đang phát triển có nguồn cung vaccine kém hơn hẳn so với các nước giàu có và nhóm những quốc gia yếu thế cũng chính là bên chịu thiệt hại nặng nề từ bất bình đẳng phân phối vaccine. Báo cáo được đưa ra khi các quốc gia tiên tiến đang hướng tới việc cung cấp các mũi tiêm nhắc lại cho người dân trong khi nỗ lực quốc tế giúp các quốc gia nghèo hơn tiếp cận vaccine vẫn còn nhiều bất cập.
Nghiên cứu tính toán rằng, nước không đủ khả năng tiêm chủng cho 60% dân số vào giữa năm 2022 sẽ phải chịu thiệt hại lớn, tương đương hai nghìn tỷ euro trong giai đoạn 2022-2025. EIU cho hay: “Các nước mới nổi sẽ gánh chịu khoảng 2/3 số thiệt hại này và càng làm trì hoãn quá trình hội tụ kinh tế với các nước phát triển hơn”. Tổ chức cảnh báo việc chậm triển khai vaccine có thể gây ra phẫn nộ, làm tăng nguy cơ bất ổn xã hội ở các nền kinh tế đang phát triển. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được coi là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm gần 3/4 số thiệt hại. Tuy nhiên, nếu tính theo tỷ lệ phần trăm GDP, châu Phi cận Sahara sẽ chịu thiệt hại sâu sắc hơn.
Cũng theo nghiên cứu, khoảng 60% dân số ở các nước có thu nhập cao hơn đã nhận được ít nhất một liều vaccine vào cuối tháng 8, so với chỉ 1% ở các quốc gia nghèo. “Các chiến dịch tiêm chủng đang tiến triển với tốc độ băng giá ở các nền kinh tế có thu nhập thấp”, EIU nhận định. Tác giả của báo cáo, Agathe Demarais, nhận xét nỗ lực quốc tế nhằm cung cấp vaccine cho các quốc gia nghèo, COVAX, đã không đạt được kỳ vọng thậm chí là hoạt động vẫn còn khiêm tốn”. Bà cho biết trong một tuyên bố: “Có rất ít khả năng có thể kết nối và phân chia khả năng tiếp cận vaccine một cách đồng đều” trong bối cảnh các nước giàu chỉ cung cấp một phần nhỏ những gì cần thiết. Bà nói thêm: “Cuối cùng, trọng tâm ở các nền kinh tế phát triển đang chuyển sang tiêm chủng tăng cường vaccine Covid-19, sẽ gây ra tình trạng thiếu nguyên liệu thô và tắc nghẽn sản xuất”. EIU cho hay, nghiên cứu trên được thực hiện bằng cách kết hợp ác dự báo nội bộ về tiến trình tiêm chủng ở khoảng 200 quốc gia và dự báo tăng trưởng GDP.
TL
Cùng chuyên mục


Thêm một cửa khẩu nhập khẩu lương thực vào Quảng Tây - Trung Quốc

Niềm tin của Airbus vào tương lai của ngành công nghiệp hàng không

Tổng Lãnh sự Ấn Độ : “Việt Nam là quốc gia có tinh thần hỗ trợ, dám nghĩ dám làm”

50 doanh nghiệp hàng đầu nước Mỹ đang tìm hiểu tại thị trường Việt Nam

Đà Nẵng tổ chức Hội thảo giới thiệu tiềm năng, xúc tiến đầu tư với doanh nghiệp Hàn Quốc
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?