Nghệ An yêu cầu tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội quảng bá sản phẩm, hàng hóa
- 24
- Doanh nghiệp
- 21:41 08/07/2021
DNHN - Trong Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ và vừa quảng bá sản phẩm, hàng hóa.
Theo Kế hoạch trên, UBND tỉnh Nghệ An đã đưa ra các nhiệm vụ cụ thể: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để người tiêu dùng trên địa bàn biết, hiểu, đánh giá đúng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam và tích cực sử dụng hàng Việt Nam. Đồng thời, các doanh nghiệp trong tỉnh nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, sức cạnh tranh hàng hoá do đơn vị mình sản xuất. Bên cạnh đó, xây dựng và triển khai các chương trình, chuyên đề, chuyên mục truyền thông, thông tin về sản phẩm, hàng hóa, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội quảng bá sản phẩm, hàng hóa của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Tỉnh Nghệ An tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân xuất sắc trong cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện diễn ra vào ngày 28/5/2019.
Xây dựng và nhân rộng mô hình về Điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”; nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ thành chuỗi cung ứng bền vững, nhằm gắn kết các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp phân phối, tạo thuận lợi trong khâu cung ứng và tiêu thụ hàng hóa; tổ chức các “Phiên chợ hàng Việt” về nông thôn, miền núi, vận động các doanh nghiệp tổ chức các chương trình khuyến mại hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, nhất là Trung tâm thương mại, chợ hiện đại, siêu thị, mở rộng kênh phân phối hàng Việt tại các khu tập trung đông dân cư, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa theo hướng bền vững…
Tổ chức các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, nhà sản xuất trên địa bàn tỉnh nâng cao năng lực sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm mang thương hiệu Việt. Đẩy mạnh triển khai Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, nước ngoài và Chương trình Xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng thương hiệu. Tổ chức các gian hàng giới thiệu hàng Việt là đặc sản, sản phẩm chất lượng của các doanh nghiệp trong tỉnh tại các Hội nghị, hội thảo quốc tế. Tổ chức tôn vinh, biểu dương các doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng cao, thương hiệu uy tín, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn.
Triển khai thực hiện Chương trình khuyến công của tỉnh. Tập trung tăng cường triển khai chương trình liên kết Công thương giữa các tỉnh, thành phố để hàng hóa của tỉnh, đặc biệt là các mặt hàng thế mạnh của địa phương, các sản phẩm của làng nghề, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP của tỉnh được tiếp cận với người tiêu dùng của nhiều vùng, miền trên cả nước…
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát thị trường. Phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và những hành vi gian lận thương mại, nhằm bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…

Khai mạc Hội chợ công thương vùng Bắc Trung Bộ năm 2020 tại Nghệ An.
Để thực hiện tốt kế hoạch này, UBND tỉnh Nghệ An giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh. Vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện có hiệu quả các chương trình gắn với thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” như: Bình ổn giá, tổ chức đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, Tháng bán hàng khuyến mại, Hội chợ hàng Việt. Phối hợp với các huyện, thị, thành xây dựng các mô hình thí điểm về điểm bán hàng Việt với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại các chợ, cửa hàng tiện lợi, khu vực đông dân cư ở các huyện, thị, thành trong tỉnh. Đẩy mạnh thông tin truyền thông, vận động doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình gắn với sản phẩm hàng hóa, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại, khai thác, tạo nguồn hàng và đưa hàng Việt Nam vào kênh phân phối bán lẻ hiện đại và truyền thống. Tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, khuyến công... trên địa bàn tỉnh gắn với việc phát triển thị trường trong nước và Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
UBND tỉnh Nghệ An đề nghị UBMTTQ Việt Nam tỉnh tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện Cuộc vận động theo đúng mục đích, nhiệm vụ và giải pháp được xác định trong các Thông báo, Kết luận, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương, Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2021-2025.

Khai mạc tuần lễ giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp TP.HCM và tỉnh Nghệ An tại thành phố Vinh vào ngày 31/7/2019.
Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, các tổ chức, cá nhân có liên quan tích cực tuyên truyền nội dung Cuộc vận động đến các doanh nghiệp thành viên. Vận động doanh nghiệp thành viên tích cực đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành hàng hóa.
Trong Kế hoạch, UBND tỉnh Nghệ An đặt ra một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2025 bao gồm: Xây dựng và nhân rộng mô hình điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” đạt tối thiểu 10 điểm trên địa bàn toàn tỉnh; tổ chức tối thiểu 10 phiên chợ hàng Việt về nông thôn, miền núi. Trong đó, chú trọng hỗ trợ những điểm bán các sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh tới người tiêu dùng nông thôn và miền núi; hàng Việt Nam chiếm tối thiểu 30% tại các Hội chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An…
Văn Cương – Hương Giang
Bài liên quan
#hàng Việt Nam

Tổng kim ngạch nhập khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 11 ước đạt trên 39 tỷ USD
Tổng kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong 11 tháng năm 2021 ước khoảng 39,2 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2020.

Thêm Chỉ thị 28 đẩy mạnh ưu tiên dùng hàng Việt Nam
Ngày 26/10, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 28 về tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Hàng Việt 'đi cao tốc' vào EU
EVFTA được ví là “con đường cao tốc hướng Tây”, kết nối Việt Nam tới một không gian thị trường rộng lớn và có tiềm năng hàng đầu trên thế giới cả về tài chính, công nghệ và thị trường... Lợi ích đến từ những con số có thể cân, đong, đo, đếm được.

Bộ Công Thương lấy ý kiến về tiêu chí hàng "made in Vietnam"
Tiêu chí hàng “made in Vietnam” do Bộ Công Thương soạn thảo và đang lấy ý kiến có quy định, sản phẩm được công nhân phải đạt tỷ lệ giá trị gia tăng nội địa 30% và phải vượt qua khâu gia công đơn giản.

“Cuộc chơi lớn” cho doanh nghiệp Việt từ “gã khổng lồ” Amazon
Việc Amazon vào Việt Nam chính là cơ hội nâng tầm và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cho hàng Việt rất lớn.
Có gần 7,2 triệu sản phẩm của đối tác bán hàng Việt Nam đã được bán trên Amazon trong một năm
Giá trị xuất khẩu của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) Việt Nam hợp tác với Amazon đã tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng các SMB của Việt Nam vượt mốc doanh thu 1 triệu USD bán hàng ra thị trường quốc tế trên Amazon cũng đã tăng hơn 40%.
Đọc thêm Doanh nghiệp
Chủ tịch Tập đoàn FLC rời HĐQT Chứng khoán BOS
Quyết định từ nhiệm thành viên HĐQT Chứng khoán BOS diễn ra sau khi ông Lê Bá Nguyên mới được bầu làm Chủ tịch Tập đoàn FLC nhiệm kỳ 2021-2026 vào đầu tháng 7 vừa qua.
Chấp thuận cho KienlongBank nâng vốn điều lệ lên 4.231 tỉ đồng
Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho KienlongBank được tăng vốn điều lệ thêm 578,4 tỉ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông hiện hữu.
Doanh nghiệp xuất khẩu phân bón sớm vượt chỉ tiêu lợi nhuận
Việc các doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu khi giá cao đã giúp kết quả kinh doanh 6 tháng của nhiều công ty vượt kế hoạch.
Vạch loạt sai phạm của Công ty CP Phú Tài tại Mỏ đá Granite Đắk Hòa
Thanh tra tỉnh Đắk Nông xác định Sở TN&MT cho Công ty CP Phú Tài thuê đất khai thác đá (4/2020), có một phần với diện tích 9.599 m2 nằm trong diện tích đất quy hoạch 3 loại rừng.
Đầu tháng 8 lãi suất tiền gửi liên tục tăng cao
Từ đầu tháng 8, KienlongBank cũng nhiều ngân hàng khác đã điều chỉnh tăng mạnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm tất cả các kỳ hạn.
FICO Đắk Nông khai thác khoáng sản trái phép suốt 8 năm, nhiều đơn vị bị đề nghị xử lý
Thanh tra tỉnh Đắk Nông xác định Công ty FICO Đăk Nông đã sử dụng đất khai thác đá xây dựng trong thời gian từ 2013 - 2021 khi chưa được cho thuê đất.
Emart Việt Nam -hoàn thiện mảnh ghép, viết tiếp hành trình phát triển của THACO
Emart Việt Nam là mảnh ghép quan trọng, hoàn thiện mô hình đa ngành “một điểm dừng, nhiều tiện ích” mà Tập đoàn THACO đang theo đuổi.
Tập đoàn Lộc Trời bất ngờ báo lỗ sau 8 quý lãi liên tiếp
Loạt chi phí tăng mạnh khiến Tập đoàn Lộc Trời lỗ ròng gần 46 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 47 tỷ đồng.
Bình Định chấm dứt hoạt động 2 dự án liên quan đến Tập đoàn FLC
Ngày 5/8, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định Phan Viết Hùng xác nhận, Ban Quản lý đã ban hành các văn bản chấm dứt hoạt động 2 dự án liên quan đến Công ty cổ phần Tập đoàn FLC triển khai trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đó là: Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airways (Quyết định số 165/QĐ-BQL) và Khu nghỉ dưỡng du lịch sinh thái cao cấp Eo Gió (Quyết định số 166/QĐ-BQL) vào ngày 9/6/2022.
Vì đâu doanh nghiệp xây dựng gồng mình vẫn thua lỗ?
Hiệp hội các Nhà thầu xây dựng Việt Nam cho rằng, bên cạnh khó khăn về chi phí vật liệu tăng phi mã, tình trạng ách tắc, vướng mắc pháp lý cũng đang khiến số dự án được triển khai trong năm 2022 còn chậm.