Nhã nhạc Cung đình Huế thực chất là dòng nhạc cung đình triều Nguyễn (1802 –
1945), được mệnh danh là điển hình của âm nhạc bác học Việt Nam. Đây là loại hình
âm nhạc chính thống của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, chỉ được biểu diễn trong
những dịp lễ trọng đại của hoàng cung như: Tế Đại Triều, Tế Thường Triều, Tế Nam
Giao, Tế Tịch Điền,... hoặc mừng đăng quang, sinh nhật vua và hoàng hậu, tiếp đón
sứ thần,...
Là một biểu tượng cho sự trường tồn và phát triển của triều đại phong kiến, nhã nhạc
cung đình của nước ta đã bắt đầu định hình từ thời vua Đinh ở thế kỷ X. Nhưng đến
thời Lý – Trần mới được bộc lộ rõ nét, những vũ điệu Cung đình nhà Lý có sự ảnh
hưởng bởi người Chiêm Thành còn sinh hoạt ca múa cung đình của nhà Trần lại phong
phú về loại hình và bài bản hơn thông qua việc xây dựng thiết chế, ổn định tổ chức và
phong cách âm nhạc của triều đình.

Nhã nhạc Cung đình Huế thực chất là dòng nhạc cung đình triều Nguyễn (1802 – 1945), được mệnh danh là điển hình của âm nhạc bác học Việt Nam. Đây là loại hình âm nhạc chính thống của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, chỉ được biểu diễn trong những dịp lễ trọng đại của hoàng cung như: Tế Đại Triều, Tế Thường Triều, Tế Nam Giao, Tế Tịch Điền,... hoặc mừng đăng quang, sinh nhật vua và hoàng hậu, tiếp đón sứ thần,...

Là một biểu tượng cho sự trường tồn và phát triển của triều đại phong kiến, nhã nhạc cung đình của nước ta đã bắt đầu định hình từ thời vua Đinh ở thế kỷ X. Nhưng đến thời Lý – Trần mới được bộc lộ rõ nét, những vũ điệu Cung đình nhà Lý có sự ảnh hưởng bởi người Chiêm Thành còn sinh hoạt ca múa cung đình của nhà Trần lại phong phú về loại hình và bài bản hơn thông qua việc xây dựng thiết chế, ổn định tổ chức và phong cách âm nhạc của triều đình. 

Nhã nhạc Cung đình trải qua thời kỳ suy thoái do hoàn cảnh lịch sử dưới thời Lê, Mạc.
Sau đó được các triều đại phong kiến tiếp theo phục hồi, phát huy, sáng tạo ngày càng
tinh tế, trang trọng, phong phú hơn. Và đến triều Nguyễn thì nhã nhạc cung đình Việt
Nam mới thật sự đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật ca từ và diễn xướng.
Nhà Nguyễn chú trọng sử dụng nghệ thuật âm nhạc để “di dưỡng tinh thần” (bồi bổ,
giữ cho tinh thần vui vẻ, sảng khoái) cho nên nhã nhạc ở thời này được nhận được sự
quan tâm rất lớn từ các vị vua. Nhờ đó mà âm nhạc cung đình triều Nguyễn trở nên có
hệ thống, bài bản hơn với kho tàng nhạc chương đồ sộ.
Có thể nói rằng Nhã nhạc Cung đình Huế là sự kế thừa và phát triển qua các triều đại
phong kiến Việt Nam nhưng đến thời nhà Nguyễn thì thể loại nhạc này mới “đạt đến
độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất” (UNESCO).

Nhã nhạc Cung đình trải qua thời kỳ suy thoái do hoàn cảnh lịch sử dưới thời Lê, Mạc. Sau đó được các triều đại phong kiến tiếp theo phục hồi, phát huy, sáng tạo ngày càng tinh tế, trang trọng, phong phú hơn. Và đến triều Nguyễn thì nhã nhạc cung đình Việt Nam mới thật sự đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật ca từ và diễn xướng.

Nhà Nguyễn chú trọng sử dụng nghệ thuật âm nhạc để “di dưỡng tinh thần” (bồi bổ, giữ cho tinh thần vui vẻ, sảng khoái) cho nên nhã nhạc ở thời này được nhận được sự quan tâm rất lớn từ các vị vua. Nhờ đó mà âm nhạc cung đình triều Nguyễn trở nên có hệ thống, bài bản hơn với kho tàng nhạc chương đồ sộ.

Có thể nói rằng Nhã nhạc Cung đình Huế là sự kế thừa và phát triển qua các triều đại phong kiến Việt Nam nhưng đến thời nhà Nguyễn thì thể loại nhạc này mới “đạt đến độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất” (UNESCO). 

Nhờ tiếp nhận văn hóa Chăm, Hoa và chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo mà âm
nhạc cung đình Huế có sự đa dạng về nhiều mặt. Không chỉ phong phú ở loại hình nghệ
thuật, thể loại, chủng loại nhạc khí và âm sắc mà còn ở cả hình thức hòa tấu, môi
trường trình diễn, nhạc điệu,...
Không có thể loại nhạc cổ truyền Việt Nam nào lại có nhiều bài bản như vậy, như Đại
nhạc bao gồm: Tam luân cửu chuyển, Ngũ lôi (Đăng đàn cung), Đăng đàn cung đơn,
Đăng đàn cung kép, Xàng xê, Kèn chiếu, Phú lục Tẩu mã, Bông, Mã vũ, Man, Kèn bóp
(Du xuân), Cung Nam, Nam Ai, Nam Bình, Nam Trĩ.
Giá trị nghệ thuật – văn hóa to lớn của Nhã nhạc còn được thể hiện ở quy mô hoành
tráng của số lượng dàn nhạc trong phần nhạc khí. Đó là 6 những dàn: Nhã nhạc, Nhạc
huyền (bộ nhạc treo), Đại nhạc (Cổ xúy đại nhạc), Tiểu nhạc (ti trúc tế nhạc), Ty chung
và Ty khánh (dàn nhạc chuông và khánh đá), Quân nhạc (đội bả lệnh). Mỗi dàn nhạc
như thế lại có hàng trăm nhạc khí thuộc không dưới 30 chủng loại khác nhau, riêng bộ
gõ thuộc về loại màng trung đã lên đến 20 trống. Các loại nhạc khí đều có những thanh
âm riêng biệt, tiếng trong tiếng đục, khi khoan thai, lúc lại rộn rã, khi thì ưu tư, trang
nhã,...

Nhờ tiếp nhận văn hóa Chăm, Hoa và chịu ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo mà âm nhạc cung đình Huế có sự đa dạng về nhiều mặt. Không chỉ phong phú ở loại hình nghệ thuật, thể loại, chủng loại nhạc khí và âm sắc mà còn ở cả hình thức hòa tấu, môi trường trình diễn, nhạc điệu,...

Không có thể loại nhạc cổ truyền Việt Nam nào lại có nhiều bài bản như vậy, như Đại nhạc bao gồm: Tam luân cửu chuyển, Ngũ lôi (Đăng đàn cung), Đăng đàn cung đơn, Đăng đàn cung kép, Xàng xê, Kèn chiếu, Phú lục Tẩu mã, Bông, Mã vũ, Man, Kèn bóp (Du xuân), Cung Nam, Nam Ai, Nam Bình, Nam Trĩ.

Giá trị nghệ thuật – văn hóa to lớn của Nhã nhạc còn được thể hiện ở quy mô hoành tráng của số lượng dàn nhạc trong phần nhạc khí. Đó là 6 những dàn: Nhã nhạc, Nhạc huyền (bộ nhạc treo), Đại nhạc (Cổ xúy đại nhạc), Tiểu nhạc (ti trúc tế nhạc), Ty chung và Ty khánh (dàn nhạc chuông và khánh đá), Quân nhạc (đội bả lệnh). Mỗi dàn nhạc như thế lại có hàng trăm nhạc khí thuộc không dưới 30 chủng loại khác nhau, riêng bộ gõ thuộc về loại màng trung đã lên đến 20 trống. Các loại nhạc khí đều có những thanh âm riêng biệt, tiếng trong tiếng đục, khi khoan thai, lúc lại rộn rã, khi thì ưu tư, trang nhã,... 

Và tất cả các bài bản âm nhạc, ca chương, nhạc khí và dàn nhạc,... đều do những ca
công, nhạc công, vũ công tài năng nhất thực hiện. Nhờ vào tài hoa của những người
nghệ sĩ ấy mà âm nhạc trở thành một phần không thể thiếu trong các buổi đại lễ, trở
thành tiếng nói giao cảm giữa nhân gian với trời đất, tổ tiên.
Nhã nhạc Cung đình Huế đã đạt đến đỉnh cao âm nhạc dân tộc với một hệ thống kết
cấu chặt chẽ gồm: sự hoàn chỉnh của cấu trúc dàn nhạc, hệ thống bài bản nhạc không
lời hòa tấu, nhạc đệm cho phần múa hát, ca khúc có trong các loại múa hát và các ca
chương hát trong từng hình thức của buổi lễ. Tất cả đã tạo nên một thể loại nhạc cổ
truyền Việt Nam duy nhất đạt tới tầm quốc gia như đánh giá của UNESCO về Nhã
nhạc Cung đình Huế.
Không chỉ tạo nên sự ảnh hưởng với các thể loại âm nhạc dân gian ở địa phương, Nhã
nhạc cung đình còn vượt qua ranh giới địa lý, đến tận cực Nam của Tổ quốc để tạo nên
những hình thức nghệ thuật biểu diễn đặc sắc khác như Đờn ca tài tử và Cải lương.

Và tất cả các bài bản âm nhạc, ca chương, nhạc khí và dàn nhạc,... đều do những ca công, nhạc công, vũ công tài năng nhất thực hiện. Nhờ vào tài hoa của những người nghệ sĩ ấy mà âm nhạc trở thành một phần không thể thiếu trong các buổi đại lễ, trở thành tiếng nói giao cảm giữa nhân gian với trời đất, tổ tiên.

Nhã nhạc Cung đình Huế đã đạt đến đỉnh cao âm nhạc dân tộc với một hệ thống kết cấu chặt chẽ gồm: sự hoàn chỉnh của cấu trúc dàn nhạc, hệ thống bài bản nhạc không lời hòa tấu, nhạc đệm cho phần múa hát, ca khúc có trong các loại múa hát và các ca chương hát trong từng hình thức của buổi lễ. Tất cả đã tạo nên một thể loại nhạc cổ truyền Việt Nam duy nhất đạt tới tầm quốc gia như đánh giá của UNESCO về Nhã nhạc Cung đình Huế.

Không chỉ tạo nên sự ảnh hưởng với các thể loại âm nhạc dân gian ở địa phương, Nhã nhạc cung đình còn vượt qua ranh giới địa lý, đến tận cực Nam của Tổ quốc để tạo nên những hình thức nghệ thuật biểu diễn đặc sắc khác như Đờn ca tài tử và Cải lương.

 

Di sản không phải tự nhiên sinh ra rồi cứ thế còn mãi với thời gian, bởi thế nên năm
1945 khi hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn thoái vị, Nhã nhạc Cung đình Huế đã
bị tan rã. Phải đến rất lâu sau này, thể loại nhạc này mới được chú trọng quan tâm và
dần dần được phục hồi trở lại.

Di sản không phải tự nhiên sinh ra rồi cứ thế còn mãi với thời gian, bởi thế nên năm 1945 khi hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn thoái vị, Nhã nhạc Cung đình Huế đã bị tan rã. Phải đến rất lâu sau này, thể loại nhạc này mới được chú trọng quan tâm và dần dần được phục hồi trở lại. 

Hơn nửa thế kỷ trước, hai nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Việt Nam là nhạc sĩ Trần
Văn Khê và Nguyễn Hữu Ba đã cùng nhau mang Nhã nhạc Cung đình Huế ra thế giới.
Thế hệ nghệ sĩ Cố đô những năm 90 biểu diễn thể loại nhạc này ở nước ngoài đều nhận
được sự đánh giá cao của bạn bè hải ngoại.
Đó là việc đưa Nhã nhạc Huế đi giới thiệu với năm châu, thế còn trong nước làm sao
để giữ gìn và phát huy thể loại nhạc cổ truyền này? Trước tiên, Huế đã tổ chức đào tạo
lứa nghệ sĩ trẻ kế tục Nhã nhạc tại trường Đại học Nghệ thuật Huế. Cùng với đó là đưa
sân khấu trình diễn âm nhạc cung đình triều Nguyễn tại các Festival Huế (mỗi 2 năm
được tổ chức một lần).

Hơn nửa thế kỷ trước, hai nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Việt Nam là nhạc sĩ Trần Văn Khê và Nguyễn Hữu Ba đã cùng nhau mang Nhã nhạc Cung đình Huế ra thế giới. Thế hệ nghệ sĩ Cố đô những năm 90 biểu diễn thể loại nhạc này ở nước ngoài đều nhận được sự đánh giá cao của bạn bè hải ngoại.

Đó là việc đưa Nhã nhạc Huế đi giới thiệu với năm châu, thế còn trong nước làm sao để giữ gìn và phát huy thể loại nhạc cổ truyền này? Trước tiên, Huế đã tổ chức đào tạo lứa nghệ sĩ trẻ kế tục Nhã nhạc tại trường Đại học Nghệ thuật Huế. Cùng với đó là đưa sân khấu trình diễn âm nhạc cung đình triều Nguyễn tại các Festival Huế (mỗi 2 năm được tổ chức một lần). 

Hiện nay, Nhã nhạc Cung đình Huế đã có không gian diễn tấu phong phú hơn trước
kia. Các dàn nhạc, bài bản, ca chương, vũ khúc của Nhã nhạc có thể sử dụng ở các
hình thức diễn xướng khác nhau trong từng dịp: Festival Huế, lễ hội dân gian, tết cổ
truyền dân tộc, các cuộc gặp mặt nguyên thủ các nước,... Chính nhờ sự phổ biến rộng
rãi đó mà giá trị nghệ thuật của âm nhạc cung đình Huế không ngừng được giữ gìn và
phát huy.
Hãy đến Huế, đặc biệt là vào những dịp lễ hội để được đắm mình trong những giai điệu
thấm đẫm đặc trưng văn hóa Huế, với âm hưởng da diết, uyển chuyển, trang trọng, tinh
tế và tao nhã. Thưởng thức Nhã nhạc Cung đình Huế ở Duyệt Thị Đường, Minh Khiêm
Đường,... sống trong không gian trầm mặc, cổ kính của xứ thần kinh để rồi ngất ngây,
để rồi chiêm nghiệm sự thăng hoa rực rỡ của thể loại âm nhạc cung đình được hun đúc
qua các triều đại phong kiến Việt Nam.

Hiện nay, Nhã nhạc Cung đình Huế đã có không gian diễn tấu phong phú hơn trước kia. Các dàn nhạc, bài bản, ca chương, vũ khúc của Nhã nhạc có thể sử dụng ở các hình thức diễn xướng khác nhau trong từng dịp: Festival Huế, lễ hội dân gian, tết cổ truyền dân tộc, các cuộc gặp mặt nguyên thủ các nước,... Chính nhờ sự phổ biến rộng rãi đó mà giá trị nghệ thuật của âm nhạc cung đình Huế không ngừng được giữ gìn và phát huy.

Hãy đến Huế, đặc biệt là vào những dịp lễ hội để được đắm mình trong những giai điệu thấm đẫm đặc trưng văn hóa Huế, với âm hưởng da diết, uyển chuyển, trang trọng, tinh tế và tao nhã. Thưởng thức Nhã nhạc Cung đình Huế ở Duyệt Thị Đường, Minh Khiêm Đường,... sống trong không gian trầm mặc, cổ kính của xứ thần kinh để rồi ngất ngây, để rồi chiêm nghiệm sự thăng hoa rực rỡ của thể loại âm nhạc cung đình được hun đúc qua các triều đại phong kiến Việt Nam.

 

Ảnh minh họa