
Ngành rau quả đón tin vui đầu năm
Dù mới bước sang năm mới Nhâm Dần được một vài ngày, nhưng ngành nông nghiệp Việt Nam đã đón nhận những tin vui.

Nhiều xe nông sản ở cửa khẩu với Trung Quốc đã được thông quan sớm hơn dự kiến giúp ngành rau quả tự tin với mục tiêu xuất khẩu 4 tỷ USD.
Thông lệ hàng năm vào mùa xuân, giá trái cây sẽ ở mức cao do Trung Quốc vẫn còn mùa lạnh, hàng nội địa ít nên cần nhập khẩu trái cây số lượng lớn.
Trung Quốc là thị trường lớn nhất của ngành rau quả Việt Nam, chiếm đến 53,7% thị phần trong năm 2021, tương đương hơn 1,9 tỷ USD giá trị. Từ năm 2019 kể về trước, Trung Quốc từng chiếm hơn 70% thị phần rau quả xuất khẩu của Việt Nam.
Theo đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam, rau quả Việt Nam xuất sang Trung Quốc có lợi thế là thị trường gần, nhưng 2 năm nay giá trị xuất khẩu lại giảm. Do đó, các doanh nghiệp cần nghiên cứu sâu hơn về thị trường Trung Quốc để có giải pháp thích ứng phù hợp; đồng thời, cần đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, nâng cao năng lực để đáp ứng các quy định mới về nhập khẩu nông sản thực phẩm của họ.
Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định, năm 2021 dù còn nhiều khó khăn, nhưng ngành rau quả đã đạt giá trị xuất khẩu 3,551 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ 2020 cho thấy sự nỗ lực rất lớn của toàn ngành. Do đó, năm nay, nếu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu được giữ vững thì mục tiêu xuất khẩu 3,8 - 4 tỷ USD có thể thành hiện thực.
Lâm Nghi
- ChatGPT đạt hơn nửa triệu lượt tải chỉ sau 6 ngày có mặt trên App Store
- Số cơ sở sản xuất cho Apple tại Việt Nam nhiều thứ 2 Đông Nam Á
- Khẩn trương phối hợp lên kịch bản tiêu thụ trái cây vào vụ thu hoạch
- 4 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV
- Tại sao giao dịch qua ATM lại trở nên "ế" trong bối cảnh này?
Cùng chuyên mục


Mỹ gia hạn kết luận điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá gỗ dán từ Việt Nam

Việt Nam nhập siêu hơn 46 tỷ USD từ Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ả-rập Xê-út tổ chức diễn đàn doanh nghiệp tại tỉnh Al Kharj

Tại sao doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần đàm phán lại hợp đồng xuất khẩu gạo với Ấn Độ?

Năm 2022, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào ước tăng 20%
-
Chuyên gia kinh tế - TS. Doãn Hữu Tuệ: Cần ưu tiên vốn cho doanh nghiệp sản xuất
-
Đầu tư vào lực lượng lao động là yếu tố quan trọng để đạt được tăng trưởng bền vững
-
Kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia: Điểm nghẽn đầu tiên là thể chế
-
TS. Vũ Tiến Lộc: Giải quyết tranh chấp thương mại ngoài tòa án đang là lựa chọn tất yếu của doanh nghiệp
-
Ủy viên Ủy ban Kinh tế: Cần có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư tư nhân