Ngành dệt may "khát" đơn hàng, xoay xở vượt khó
- 17
- Doanh nghiệp
- 13:40 23/09/2020
Hiện chỉ có một số doanh nghiệp nhận được khoảng 50-60% đơn hàng cho tháng 9, đơn hàng các tháng còn lại của năm 2020 và năm 2021 đều chưa có thông tin rõ ràng.
Từ tháng 3 tới nay, các đơn hàng lớn của May 10 bị sụt giảm mạnh, điển hình như đơn hàng của thị trường Hoa Kỳ, châu Âu/
Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
Với tác động của dịch bệnh COVID-19 từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp, trong đó có ngành dệt may đang gặp khó, nhất là khi thị trường có nhiều biến động phức tạp, khó dự báo.
Mặc dù các doanh nghiệp đã triển khai giải pháp nhằm duy trì sản xuất, kinh doanh, song dự báo kim ngạch xuất khẩu dệt may năm nay sẽ sụt giảm mạnh so với năm 2019, "cán đích" tối đa khoảng 34 tỷ USD.
“Cơn khát” đơn hàng
Từ khi dịch COVID-19 bùng phát, các chuỗi cung ứng trong ngành dệt may bị đứt gãy, lưu thông hàng hóa bị đình trệ. Hàng năm, thời điểm này, các đơn hàng đều đã đến tay doanh nghiệp sản xuất cho cuối năm và thậm chí nửa đầu năm sau.
Tuy nhiên, dịch bệnh đã khiến các doanh nghiệp thiếu hụt đơn hàng ngay từ đầu năm, thậm chí, chỉ nhận đơn hàng theo từng tháng, từng tuần.
Theo ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10, từ khi dịch COVID-19 xảy ra, doanh nghiệp hết xoay sở với lo nguyên liệu đầu vào lại phải giải quyết vấn đề đầu ra, để đảm bảo phát triển của công ty và thu nhập người lao động.
Từ tháng 3 tới nay, các đơn hàng lớn của May 10 bị sụt giảm mạnh, điển hình như đơn hàng của thị trường Hoa Kỳ, châu Âu.
Đáng chú ý, đơn hàng về các mặt hàng chủ lực của May 10 trong những năm qua như veston, sơ mi, quần âu và các sản phẩm thời trang công sở bị cắt giảm mạnh, từ 40-60%...
“Thông thường, các đơn hàng được nhận trước từ 3-6 tháng, nhưng với tình hình hiện tại, các đơn hàng dệt may gần như tháng nào nhận hàng tháng đó”, ông Thân Đức Việt cho hay.
Cũng theo chia sẻ của ông Phí Ngọc Thịnh, Tổng giám đốc May Hồ Gươm, hiện nay, khách châu Âu chậm tiền 3 tháng, khách Hoa Kỳ thậm chí trả lời rằng khi nào có tiền sẽ trả. Mặc dù vậy, May Hồ Gươm vẫn nhận hàng và nếu cần, công ty vay tiền ngân hàng để trả lương người lao động.
“Bây giờ các doanh nghiệp phải sống chung với lũ. Chúng tôi chấp nhận giảm giá gia công, không nghĩ đến lợi nhuận. Chấp nhận các phương án nhất thời của khách hàng, ví dụ nhận nguyên liệu, sản xuất trước hàng, lưu kho cho năm 2021 với những mặt hàng cơ bản, không phải hàng thời trang, hoặc các mặt hàng quần áo đồng phục,…”, ông Thịnh nói,
Theo thống kê của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 8 tháng qua ước đạt 19,25 tỷ USD, giảm 11,6%; vải mảnh, vải kỹ thuật khác ước đạt 260 triệu USD, giảm 36,8%; xơ, sợi dệt các loại ước đạt 2,2 tỷ USD, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm 2019
Bộ Công Thương cũng cho biết, hiện chỉ có một số doanh nghiệp nhận được khoảng 50-60% đơn hàng cho tháng 9, đơn hàng các tháng còn lại của năm 2020 và năm 2021 đều chưa có thông tin rõ ràng.
Nhận định về kết quả của ngành dệt may trong năm 2020, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) Vũ Đức Giang cho rằng, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may năm 2020 có thể đạt được cao nhất khoảng 34 tỷ USD, trong khi mục tiêu đặt ra là 40-42 tỷ USD.
Nguyên nhân là do dịch COVID-19 đã khiến văn hóa tiêu dùng của người dân thay đổi, chuyển sang chi tiêu cho những sản phẩm thiết yếu chứ không đặt nặng vấn đề mua sắm như trước. Điều này đã dẫn đến sức mua toàn cầu giảm mạnh.
Theo dự báo của các chuyên gia ngành dệt may, năm nay, kịch bản khả quan là xuất khẩu dệt may vào khoảng 32 -33 tỷ USD, giảm khoảng 16% so với năm 2019. Việc tổng cầu giảm sẽ đẩy cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia sản xuất dệt may trở nên khốc liệt hơn.
Với tình hình thị trường suy giảm sâu, bất định và khó dự đoán, đơn hàng cho Quý IV hầu như chưa có sẽ là một thách thức vô cùng lớn cho kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp.
Thời gian tới đây sẽ tiếp tục là thời gian thử lửa khốc liệt đối với các doanh nghiệp. Nếu vượt qua được, doanh nghiệp sẽ có cơ hội để tiếp tục phục hồi và phát triển. Ảnh minh họa: TTXVN
Gỡ khó cho dệt may
Với khó khăn do dịch bệnh, các hoạt động giãn cách xã hội và nhu cầu tiêu dùng của người dân toàn cầu có sự thay đổi, dè dặt hơn trong chi tiêu.
Nhiều ý kiến cho rằng, từ nay tới cuối năm, doanh nghiệp dệt may cần bù đắp sự thiếu hụt đơn hàng xuất khẩu bằng cách đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa; đồng thời tối thiểu hóa sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận bằng việc quản trị chi phí sản xuất, giữ vững chất lượng sản phẩm, bố trí lại lực lượng sản xuất, xác định lực lượng lao động chủ lực cần duy trì việc làm và thu nhập để người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn khi thị trường chưa hồi phục.
Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), thời gian tới đây sẽ tiếp tục là thời gian thử lửa khốc liệt đối với các doanh nghiệp.
Nếu vượt qua được, doanh nghiệp sẽ có cơ hội để tiếp tục phục hồi và phát triển; đồng thời cũng là sự khẳng định năng lực của các doanh nghiệp còn tồn tại.
“Thị trường nội địa cũng cần được quan tâm đúng mức; trong đó phải khích lệ tinh thần người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Cùng với đó, tiếp tục kiến nghị Chính phủ cho miễn bảo hiểm xã hội, công đoàn phí năm 2020, các chính sách hỗ trợ tín dụng tại các ngân hàng, như: Giãn, hoãn các khoản phải nộp của doanh nghiệp”, ông Trường nói.
Cũng theo ông Phí Ngọc Thịnh, Tổng giám đốc May Hồ Gươm, ngân hàng hãy giảm lãi suất, nhà nước cho doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp đến hết năm 2020, giảm tiền điện, tiền thuê đất nhà xưởng,…
Đề cập những giải pháp vượt khó cho doanh nghiệp, Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định, ông Nguyễn Văn Miêng cho biết, đơn vị này đã có những xoay chuyển trong cơ cấu sản xuất, mở rộng thị trường nội địa.
Cụ thể, công ty sẽ tận dụng lợi thế vải qua nhuộm để bán sản phẩm đã qua hoàn tất và cung cấp cho các công ty may.
Đồng thời, nâng cao liên kết chuỗi sợi-dệt-nhuộm để các đơn vị trong chuỗi cùng ổn định và phát triển.
“Tựu chung lại, các mặt hàng sợi, vải, nhuộm của Tổng công ty cổ phần Dệt May Nam Định từ nay đến cuối năm dự kiến sẽ có tăng trưởng, có thể sẽ tiến rất gần đến kế hoạch đã đề ra, mặc dù 6 tháng đầu năm chúng tôi đang bị lỗ”, ông Miêng nói.
Trong bối cảnh hiện tại, ông Vũ Đức Giang khuyến cáo, các doanh nghiệp dệt may thúc đẩy chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh, ví dụ khi gặp khó đơn hàng với mặt hàng veston cao cấp, sơ mi cao cấp... thì chuyển sang đồ bảo hộ lao động, may đồ dệt kim, sơ mi truyền thống...
Ngoài ra, để tận dụng được các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, nhất là hiệp định thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương hay Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, Vitas đề nghị, Chính phủ thúc đẩy các chính sách, cơ chế tạo điều kiện cho ngành công nghiệp dệt may phát triển ổn định; đặc biệt xây dựng chuỗi kết nối giải quyết căn cơ vấn đề nguyên phụ liệu..
Đức Dũng
Bài liên quan
#dịch COVID-19

Tàu biển quốc tế đến Việt Nam giảm 6% trong 2 tháng đầu năm 2021
Thống kê từ Cục Hàng hải Việt Nam, 2 tháng đầu năm, tàu ngoại thông qua cảng biển Việt Nam chỉ đạt trung bình hơn 4.900 lượt...

Kinh tế Việt Nam đầu năm duy trì được đà phục hồi nhưng vẫn sẽ phụ thuộc khá lớn vào “ẩn số” Covid-19
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2021 vẫn duy trì được đà phục hồi với nhiều dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam trong tháng tới ra sao vẫn sẽ phụ thuộc khá lớn vào “ẩn số” Covid-19.

700.000 tỉ đồng “chi tiêu ngược chu kỳ”
Lúc kinh tế khó khăn, ngân sách cần chi tiêu mạnh hơn để tạo nguồn lực cho nền kinh tế vận hành.

Xử lý nghiêm những vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu xử lý vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19.

Làn sóng giảm nhân sự để giảm chi phí của các startup trên thế giới
Nhiều startup trên thế giới đã bắt đầu giảm nhân sự như là một trong những biện pháp đối phó với tình hình làm ăn khó khăn do dịch COVID-19 gây nên.
Đọc thêm Doanh nghiệp
EVNSPC đảm bảo cấp điện ổn định cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022
Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục phục vụ tốt 635 điểm thi của Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) Quốc gia 2022 tại các tỉnh thành phía Nam.
BIC trao hơn 1 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Bến Tre
Ngày 15/06/2022, tại Bến Tre, Công ty Bảo hiểm BIDV Cửu Long (BIC Cửu Long) đã phối hợp với Chi nhánh BIDV Đồng Khởi tổ chức gặp gỡ, thăm hỏi và trao hơn 1 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm người vay vốn BIC Bình An cho khách hàng không may gặp rủi ro.
Tập đoàn Hanaka bị phạt nặng do sai phạm phòng cháy chữa cháy
Công ty CP Tập đoàn Hanaka đã đưa các hạng mục công trình sử dụng, hoạt động khi chưa có giấy chứng nhận kết quả nghiệm thu hoặc văn bản thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
Cưỡng chế, phong tỏa tài khoản của Công ty CP Song Ngân Việt Nam
Lý do bị cưỡng chế là Công ty CP Song Ngân Việt Nam không chấp hành Thông báo về tiền phạt chậm nộp, số tiền bị cưỡng chế là 1.122.291.506 đồng.
Bị cưỡng chế tiền thuế 30,61 tỷ đồng, DIC Corp nói gì?
DIC Corp đã có ý kiến liên quan đến Quyết định số 5533/QĐ-CCTKV ngày 22/6/2022 về việc “Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản và yêu cầu phong tỏa tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng.
Quản lý bất động sản CapitaLand thua lỗ triền miên, âm vốn 522 tỷ đồng
522 tỷ đồng chưa phải mức âm vốn lớn nhất của CapitaLand vì trước đó, trong năm 2016, 2017 và 2018, mức âm vốn tại công ty là con số khổng lồ, lần lượt đạt -537 tỷ đồng, -621 tỷ đồng và -659 tỷ đồng.
Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 đặt kế hoạch lợi nhuận thấp nhất trong 9 năm
Đại diện Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 (PV Power NT2) cho biết, kế hoạch kinh doanh của PV Power NT2 đề ra là khá thận trọng và Công ty dự báo có thể sớm hoàn thành kế hoạch lợi nhuận.
Doanh nghiệp Hà Tĩnh kêu cứu vì giá vật liệu tăng phi mã
Thực tế cho thấy, giá vật liệu tăng cao đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xây dựng tại Hà Tĩnh.
MCG của Năng lượng và Bất động sản MCG thoát diện cảnh báo
Lý do là Công ty CP Năng lượng và Bất động sản MCG không vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán tối thiểu 6 tháng.
Thực phẩm Hữu Nghị đặt mục tiêu khiêm tốn cho năm 2022
Ban lãnh đạo Công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị nhận định 2022 vẫn chịu tác động bởi dịch COVID-19 và giá cả leo thang do tình hình thế giới tác động.