Ngành công nghiệp thực phẩm chay của Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi giá đậu nành tăng cao

16:57 12/09/2022

Các nhà hàng và nhà bán lẻ Nhật Bản đang bổ sung các sản phẩm thay thế thịt làm từ thực vật vào danh mục sản phẩm của họ, với hy vọng thu hút sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với thực phẩm lành mạnh và bền vững ngay cả khi giá đậu nành - một thành phần chính đang tăng.

Nhu cầu ngày càng tăng đối với đậu nành ở Trung Quốc đang giúp thúc đẩy giá toàn cầu đối với thành phần quan trọng trong các loại thịt thay thế. © Hình ảnh Getty

Nhu cầu ngày càng tăng đối với đậu nành ở Trung Quốc đang thúc đẩy giá mặt hàng này trên toàn cầu đối. Đậu nành vốn là thành phần quan trọng trong các loại thịt chay. 

Giá đậu nành trên thị trường quốc tế ở mức khoảng 14 - 15 USD/giạ (1 giạ đậu nành = 27,2 kg) - cao hơn 1,5 lần so với năm 2020 do nhu cầu ngày càng tăng ở Trung Quốc và nguồn cung gián đoạn sau xung đột Nga - Ukraine. Nhật Bản phụ thuộc vào nhập khẩu cho 93% nhu cầu đậu tương trong nước, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản cho năm 2021.

Một khó khăn khác cho các nhà nhập khẩu Nhật Bản là đồng yên suy yếu mạnh so với đồng đô la. Đồng đô la Mỹ đã tăng khoảng 25% so với đồng yên trong năm nay, được thúc đẩy bởi lãi suất tăng ở Mỹ

Tháng trước, Fuji Oil, nhà sản xuất thịt giả làm từ đậu nành của Nhật Bản, đã thông báo tăng giá thực phẩm chế biến từ đậu nành bắt đầu từ tháng 10, có nghĩa là giá thịt thay thế sẽ tăng 50 yên (tương đương 0,35 USD)/kg.

Giá đậu tương tăng cao qua các năm.
Giá đậu tương tăng cao qua các năm.

Trong khi đó, ngành công nghiệp thực phẩm chay và thịt thay thế dường như đang mở rộng ở Nhật Bản. Vào tháng 7, chuỗi cửa hàng ramen nổi tiếng Ippudo, do Chikaranomoto Holdings điều hành, đã mở một cửa hàng ở Tokyo bán các món ramen làm từ thực vật. Ramen không trứng với nước dùng làm từ sữa đậu nành ăn cùng rau, nấm và thịt làm từ thực vật nhằm mục đích khiến người ăn mong muốn tìm đến các món ít calo mà vẫn cảm thấy ngon miệng.

Phiên bản món ăn ramen làm từ thực vật đặc trưng của Ippudo được bán với giá đã bao gồm thuế là 990 yên, cao hơn 170 yên so với ramen nước luộc thịt lợn thông thường.

Và United Super Markets Holdings, công ty điều hành 528 siêu thị ở Tokyo và các quận lân cận, nhận thấy tiềm năng đầy hứa hẹn của thực phẩm thay thế. Họ thông báo vào ngày 2 tháng 9 rằng họ đã ký một thỏa thuận phân phối độc quyền tại Nhật Bản với Beyond Meat, một nhà sản xuất thị chay làm từ thực vật lớn nhất tại Mỹ. 

Các sản phẩm của Beyond Meat bao gồm "bánh mì kẹp thịt" và "xúc xích" làm từ đậu Hà Lan, đậu nành và protein gạo lứt. Theo thông báo, các sản phẩm của Beyond Meat sẽ có mặt trong năm nay tại các cơ sở của United Super Markets Holdings như chuỗi cửa hàng tạp hóa Maruetsu và MaxValu.

"Chúng tôi sẽ đóng góp vào sức khỏe của khách hàng và giảm gánh nặng về môi trường bằng cách cung cấp thông tin về cách thưởng thức các loại thịt thay thế từ thực vật và cách ăn chúng", công ty Nhật Bản cho biết trong một thông cáo báo chí.

Một người mua sắm xem các loại thực phẩm làm từ thịt đậu nành tại một siêu thị ở Tokyo. (Ảnh của Tokuyuki Matsubuchi)
Một người mua sắm xem các loại thực phẩm làm từ  đậu nành tại một siêu thị ở Tokyo. (Ảnh của Tokuyuki Matsubuchi).

Nhu cầu toàn cầu về thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật đang gia tăng, một phần được thúc đẩy bởi ý thức sức khỏe và nhận thức về môi trường mà một số người tiêu dùng đã nhận ra được trong đại dịch. Xu hướng dự kiến ​​sẽ tiếp tục phát triển.

Theo báo cáo của Bloomberg Intelligence, quy mô thị trường toàn cầu của thực phẩm làm từ thực vật ước tính đạt 162 tỷ USD vào năm 2030, xấp xỉ 5,5 lần so với năm 2020, điều này được hỗ trợ bởi sự đổi mới, năng lực sản xuất của các công ty gia tăng.

Báo cáo cho biết: “Việc giảm khoảng cách về giá so với các sản phẩm thịt thông thường sẽ là một chất xúc tác quan trọng khác để thúc đẩy việc tiêu thụ thường xuyên các loại thịt chay”.

thị trường thực phẩm dựa trên thực vật dự kiến ​​sẽ phát triển
Thị trường thực phẩm chay dự kiến ​​sẽ phát triển mạnh qua các năm.

Trong khi đó, một phân tích của Grand View Research cho thấy, các sản phẩm làm từ đậu nành vào năm 2021 chiếm tới 48,3% doanh thu toàn cầu trong số các loại thịt làm từ thực vật.

Sự tham gia nhiệt tình của các doanh nghiệp chính thống như Ippudo và United Super Markets Holdings đối với thực phẩm thay thế có thể là chất xúc tác cho nhiều doanh nghiệp khác tham gia vào thị trường này, mặc dù trong ngắn hạn lạm phát sẽ là một khó khăn khi người tiêu dùng thắt lưng buộc bụng và chi tiêu ít đi. 

Một điểm sáng có thể là triển vọng tăng lượng khách nước ngoài. Nhật Bản đã chào đón số lượng du khách ngày càng tăng. Giờ đây, nước này đang dần dần nới lỏng các hạn chế COVID và mở lại biên giới, thêm vào đó với việc đồng yên yếu khiến Nhật Bản trở thành một điểm đến hấp dẫn hơn. Cơ quan Du lịch Nhật Bản ước tính số lượng du khách ăn chay và thuần chay đến đất nước này là 1,67 triệu vào năm 2018, chiếm hơn 5% tổng số khách của năm đó.

Mặc dù giá đậu nành tăng, một số người tiêu dùng ưa chuộng thực phẩm thay thế vẫn lạc quan.

Emi Brinkman, một sinh viên đại học ở Tokyo, đồng thời là Chủ tịch một nhóm ăn chay tại trường của cô, cho biết, cô tin rằng chi phí sẽ ít có vấn đề hơn khi chế độ ăn dựa trên thực vật trở dần đã trở nên phổ biến.

Cô nói: “Chúng ta đang ở trong giai đoạn mà thực phẩm từ thực vật rất đắt tiền, bởi vì đó là một thứ mới và chưa được khám phá”.

Lyly