
Nga bán giá rẻ, dầu ồ ạt đổ về Ấn Độ, Trung Quốc
Theo thông tin từ công ty phân tích dữ liệu hàng hóa Kpler, Ấn Độ và Trung Quốc đang thu mua dầu Nga với sản lượng nhiều chưa từng có.
Dẫn số liệu từ công ty phân tích Kpler có trụ sở tại Singapore, trang mạng Bloomberg đưa tin gần 71,7 triệu thùng dầu thô của Nga đã được đưa tới châu Á trong tháng trước, cao gấp 2 lần so với lượng dầu Nga chuyển tới khu vực trước khi chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine diễn ra.

Bloomberg chỉ ra do các lệnh trừng phạt của phương Tây và mối đe dọa về một lệnh cấm dầu, Moskva đã chuyển hướng các lô dầu sang châu Á. “Thay vì phải lựa chọn chính trị, một số quốc gia châu Á lựa chọn động cơ kinh tế để mua dầu Nga”, Jane Xie – một nhà phân tích cấp cao tại Kpler giải thích.
Châu Á lần đầu vượt châu Âu và trở thành khách hàng lớn nhất của dầu Nga trong tháng 4. Theo Kpler, khoảng cách này sẽ sớm được mở rộng trong tháng tới.
Hôm 25/5, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết, ông tin tưởng rằng khối này có thể đạt được thỏa thuận cấm dầu Nga trước cuộc họp tiếp theo diễn ra vào ngày 30/5. Tuy nhiên, Hungary vẫn là một trở ngại đối với kế hoạch cấm vận của EU. Nước này yêu cầu khoảng 750 triệu EUR (tương đương 800 triệu USD) cho việc nâng cấp các nhà máy lọc dầu và mở rộng đường ống dẫn dầu từ Croatia để có thể giảm phụ thuộc vào dầu Nga.
"Một số người mua quan tâm ở châu Á có động cơ kinh tế hơn là quan điểm chính trị", Jane Xie, Nhà phân tích dầu cao cấp tại Kpler chi nhánh Singapore, nhận định. Vị chuyên gia xác nhận tổng lượng dầu Nga bán cho Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt kỷ lục vào tháng 4. Mặc dù tiêu thụ của hai nước này vào tháng 5 có giảm hơn một chút nhưng vẫn chỉ thấp hơn mức kỷ lục của tháng trước.
PV
- Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư DHA: Dấu hiệu phát hành trái phiếu không đúng quy định?
- Dầu khí Nam Sông Hậu đặt mục tiêu doanh thu 2022 gấp 2,5 lần năm ngoái
- Tổng Công ty Dầu Việt Nam sắp "rút chân" khỏi Vận tải Dầu khí Đông Dương
- Chế tạo Giàn khoan Dầu khí dự kiến thua lỗ gần 50 tỷ đồng trong năm 2022
Cùng chuyên mục


Startup cho thuê phương tiện ở Ấn Độ Yulu huy động được 82 triệu USD

BYD của Trung Quốc thâm nhập vào thị trường Nhật Bản với các dòng xe điện mới

Honda thúc đẩy tham vọng phát triển xe máy điện

Du lịch Trung Quốc đối mặt kỳ nghỉ Tết Trung thu ảm đạm

Coca-Cola Nhật Bản và Kirin hợp tác để cùng phát triển đồ uống tốt cho sức khỏe
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?