Bước vào quý cuối cùng của năm đã có nhiều ngân hàng đã sạch nợ xấu cho VAMC. Tuy nhiên gánh nặng nợ xấu vẫn còn lớn tại các ngân hàng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Nghị quyết 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của Quốc hội đã đi vào cuộc sống được hơn 3 năm. Chính sách này đã tác động thế nào đến hoạt động xử lý nợ xấu và có còn vướng mắc nào cần tháo gỡ để xử lý nợ xấu đạt hiệu quả cao hơn? Để làm rõ vấn đề trên, phóng viên đã có cuộc trao đổi nhanh với TS. Cấn Văn Lực - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.
Từ cuối năm 2019, đặc biệt là tháng 3-2020, NHNN đã chủ động giảm lãi suất điều hành 0,5-1%, tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn cơ cấu lại thời hạn trả nợ, kể cả nợ gốc và lãi đối với các khoản nợ trong thời gian từ ngày 23-1-2020. Tính chung, tổng số tiền cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi, cho vay mới… hơn 300.000 tỷ đồng.
Hàng chục nghìn khách hàng cá nhân đang vay vốn ngân hàng đã mất khả năng trả nợ đúng hạn khi nguồn thu nhập giảm hoặc không còn, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Từ tháng 2 đến nay, lãi suất huy động và cho vay ở tất cả các kỳ hạn liên tục được các ngân hàng điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, theo giới phân tích, lãi suất sẽ khó giảm sâu do lạm phát, nợ xấu và chi phí vốn ở các ngân hàng có nguy cơ tăng.
Dù mẫu số tổng dư nợ mở rộng nhanh khi nhiều ngân hàng đẩy cao tăng trưởng tín dụng nửa đầu năm nay, nhưng vẫn không bao được dấu hiệu nợ xấu đang tăng trở lại.
Nợ xấu đã cải thiện đáng kể, nhưng vẫn còn vấn đề làm bận lòng các ngân hàng và nhà đầu tư, đó là còn nhiều khối tài sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng vẫn chưa thanh lý được.
Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu giảm nợ xấu xuống dưới 3% bằng những biện pháp cứng rắn. Thời gian qua, nhiều ngân hàng thương mại gần như dồn toàn lực để tập trung xử lý nợ xấu.
Tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) đến cuối tháng 12/2018 là 1,89%, giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016 và mức 1,99% cuối năm 2017.
Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện chính sách hạn chế tín dụng ngoại tệ, mà chuyển dần sang quan hệ mua bán ngoại tệ. Đến 31/3 dừng cho vay ngắn hạn và đến 30/9 dừng cho vay trung dài hạn ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa.
Thống đốc yêu cầu các ngân hàng thường xuyên rà soát tình hình thực tế của các khoản nợ đang dự thu lãi để kịp thời thoái lãi thu đối với các trường hợp khó có khả năng thu hồi.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định về xử lý nợ xấu và nâng cao năng lực tài chính, nhưng trên thực tế, đây là những vấn đề lớn, cần tập trung giải quyết trong năm 2019.
Thêm một số ngân hàng thương mại công bố kết quả kinh doanh 2018, với ghi nhận chung: lợi nhuận tiếp tục tăng cao và chủ động hơn, tích cực hơn trong xử lý nợ xấu.
Ngành ngân hàng không chỉ lo nợ xấu phát sinh mới do các ngân hàng mạnh tay cho vay, mà còn lo các khoản nợ cũ buộc phải ghi nhận trở lại trong bản cân đối tài chính, sau thời gian tạm "giấu nợ" tại Công ty quản lý tài sản VAMC.
Hàng trăm tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý trong 2 năm qua. Điều này cho thấy nỗ lực của các cơ quan quản lý Nhà nước trong hoàn thiện và bổ sung các hành lang pháp lý cho nhiệm vụ này. Tuy nhiên, để nợ xấu thực sự đẹp vẫn còn rất nhiều việc phải làm.