Chuyển đổi số được coi là yếu tố chìa khóa ảnh hưởng tới sự hưng thịnh hay lụi tàn của các doanh nghiệp và việc kinh doanh trong tương lai. Mặc dù việc ứng dụng chuyển đổi số có thể phải đồng nghĩa với nguy cơ đánh đổi các chính sách về an ninh quốc gia và doanh nghiệp, việc ứng dụng nhanh và đi trước các quốc gia khác sẽ đem lại lợi ích to lớn đối với Việt Nam.
Trong những năm qua cùng với sự mở rộng về quy mô, ngành bán lẻ Việt Nam luôn duy trì đà tăng trưởng 2 con số. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt đang phải cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp ngoại trong cuộc chiến giành thị phần trên thị trường bán lẻ trong nước đầy tiềm năng.
Ngày 3/10, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo Hợp tác kinh tế Việt Nam - Cộng hòa Liên bang Đức do Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phối hợp cùng Đài tiếng nói Việt Nam đồng tổ chức nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước, đồng thởi mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam giao thương sâu, rộng hơn vào thị trường châu Âu trong điều kiện thuận lợi mà Hiệp định EVFTA vừa có hiệu lực
Dịch Covid-19 kéo dài sẽ khiến việc mua bán sáp nhập doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn, nguy cơ các doanh nghiệp tiềm năng của Việt Nam bị thâu tóm bởi các nhà đầu tư nước ngoài với giá rẻ là cận kề.
Giữa cuộc suy thoái toàn cầu do tác động của Covid-19, các doanh nghiệp Việt nên thích ứng kinh doanh quốc tế với điều kiện bình thường mới như thế nào nhằm gặt hái thành công ?
Việc chủ động tiếp cận thị trường cũng như sẵn sàng đối phó với thách thức được cho là sẽ giúp các doanh nghiệp tận dụng được các lợi ích từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) mang lại. Tuy nhiên, sự chủ động này chỉ đang diễn ra đối với những doanh nghiệp lớn, trong khi doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn thụ động và chưa quan tâm nhiều.
Trong quá trình hội nhập, việc thiếu quan tâm đến sở hữu trí tuệ cũng như thực thi quyền sở hữu trí tuệ đang “cản bước” nhiều doanh nghiệp tiến vào các thị trường lớn, đặc biệt là tận dụng được những cơ hội từ hai hiệp định thương mại tự do là CPTPP và EVFTA. Với mức độ cam kết cao về lĩnh vực sở hữu trí tuệ (SHTT) như hiện nay trong các Hiệp định hợp tác, thách thức tạo ra cho các các doanh nghiệp trong quá trình thực thi là vô cùng lớn.
Làn sóng chuyển chuỗi giá trị đang xem Việt Nam như một "ô cờ " trung tâm cần được chiếm lĩnh trên bàn cờ vua. Các doanh nghiệp Việt Nam đang cầm quân trắng và có cơ hội đi trước nên cần tận dụng cơ hội vàng này...
Gặp khủng hoảng từ đại dịch Covid-19 là dịp để doanh nghiệp Việt nhận rõ tại sao quản trị công ty tốt, lường trước rủi ro có thể giúp họ “vượt bão” và sớm hồi phục, trở lại đường băng tăng trưởng.
Khi mà đại dịch Covid-19 làm cho phần lớn doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ trở nên điêu đứng, thì họ cũng cần được “mách nước” và tìm hiểu lý do tại sao có một số DN trong nước vẫn vượt qua và hồi phục sau khủng hoảng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Theo chuyên gia, để tăng năng lực cạnh tranh trong bối cảnh Việt Nam tham gia EVFTA, các doanh nghiệp cần điều chỉnh quá trình sản xuất, tập trung đáp ứng các quy tắc về xuất xứ hàng hóa.
Hiệp định EVFTA có một ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam. Nó mang lại cơ hội mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp trong nước, đồng thời tạo điều kiện cho người tiêu dùng tiếp cận vô số các sản phẩm chất lượng từ EU với giá thành hấp dẫn. Ở chiều ngược lại, EU cũng đã có nhiều sự chuẩn bị nhằm tận dụng tối đa lợi ích mà EVFTA mang lại. Bài viết phản ánh phần nào cơ hội dành cho các nước EU khi EVFTA có hiệu lực.
Giải pháp cho các doanh nghiệp Việt vượt thế khó trong mùa dịch Covid-19 phải đến từ chính bản thân nội tại của doanh nghiệp. Đây là cuộc đua tốc độ và khả năng linh hoạt, những ai lơ ngơ, thiếu quyết liệt có thể sẽ bị bỏ lại phía sau hay biến mất!
Với sự chuẩn bị tương đối tốt, các doanh nghiệp Việt đã có sự hiểu biết nhất định nên việc tận dụng các cơ hội và hóa giải các thách thức từ EVFTA đều không vượt ngoài khả năng.
Các thách thức, mối băn khoăn vẫn chực chờ các doanh nghiệp Việt đang nhắm đến những thị trường mới đầy tiềm năng dù cơ hội mở ra là không ít. Điều này rất cần sự nỗ lực từ chính bản thân doanh nghiệp.
Bộ Công Thương cho biết, một số doanh nghiệp FDI đang tìm kiếm nguồn cung nguyên phụ liệu từ trong nước, là thời cơ "có một không hai" để các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam chứng minh năng lực, từ đó tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.