Với 109 ý kiến phát biểu tại tổ và 19 ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu tại hội trường, đa số các đại biểu Quốc hội đều nhất trí sửa đổi Luật Doanh nghiệp tại Kỳ họp thứ 9 để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dự thảo Luật vẫn còn một số vấn đề chưa đạt sự thống nhất cao, nhất là vấn đề hộ kinh doanh.
Khủng hoảng dịch Covid-19 chính là bài học để có những điều chỉnh và cải cách mô hình hoạt động hộ kinh doanh cá thể ở Việt Nam trở nên phù hợp hơn nhằm tránh những rủi ro và phát huy tiềm năng to lớn.
Chỉ mở bán với những khách hàng “take away” (mua mang đi), chuyển từ bán hàng quần áo sang bán đồ ăn trực tuyến (online)…, các hộ kinh doanh nhỏ đã có nhiều cách xoay xở từ khi xảy ra dịch Covid-19 đến nay.
Cục Thuế TP. Hà Nội đang khẩn trương triển khai các giải pháp miễn, giảm, gia hạn nộp thuế để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở Hà Nội gặp nhiều khó khăn.
Hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh, nên quyền và nghĩa vụ cần được điều chỉnh bởi luật, không thể quy định bằng nghị định. Về lâu dài, cần xây dựng một luật riêng về hộ kinh doanh, nhưng trước mắt nên được điều chỉnh trong Luật Doanh nghiệp.
Đa số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc "ép" hộ kinh doanh thành doanh nghiệp là không cần thiết, thậm chí tạo tâm lý hoang mang cho người dân.
Sửa đổi và bổ sung năm 2014, có hiệu lực từ ngày 1/7/2015, nhưng Luật Doanh nghiệp (DN) sau hơn 3 năm đi vào thực tiễn đã bộc lộ nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện, hỗ trợ tối đa cho DN...
Đề xuất đưa hộ kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp trong lần sửa đổi năm 2019 của VCCI đã nhận được sự đồng tình của cộng đồng doanh nghiệp và chuyên gia.
Chủ tịch VCCI, Vũ Tiến Lộc cho hay: "Luật Doanh nghiệp mới cần phải có những quy định để công nhận hộ kinh doanh là một loại hình doanh nghiệp và đồng thời phải có những quy định pháp lý phù hợp".
Tại Việt Nam, ngoại trừ những doanh nghiệp siêu nhỏ vẫn còn đến hơn 5,2 triệu hộ kinh doanh cá thể, giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 10 triệu lao động.
Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (C66 - Bộ Công an) vừa có công văn yêu cầu các đơn vị trực thuộc rà soát lại công tác phòng chống cháy nổ của các hộ kinh doanh, sản xuất nhỏ lẻ sau một loạt các vụ cháy, nổ gây thiệt hại về người và của trên cả nước