Bộ Tài chính cho biết, Bộ đã trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, Nghị định số 32/2018/NĐ-CP, Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và dự thảo Nghị định về cổ phần hóa (CPH) đơn vị sự nghiệp để tháo gỡ các bất cập, vướng mắc thúc đẩy nhanh tiến độ thoái vốn và CPH doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Việc cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước được xác định là giải pháp chủ yếu của quá trình tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Dù có nhiều thay đổi tích cực nhưng tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước vẫn rất chậm. Trước tình hình đó, Bộ Tài chính đã đề ra 10 giải pháp quan trọng để tích cực đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước từ nay đến cuối năm.
Bộ Tài chính cho biết, nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn trước mắt là duy trì hoạt động của nền kinh tế, giảm thiểu đến mức tối đa tác động của dịch bệnh Covid -19 đồng thời vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Hàng loạt doanh nghiệp đã thực hiện xong cổ phần hoá một thời gian dài nhưng "chây ì" không chịu lên sàn đã bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt với số tiền hàng trăm triệu đồng.
Theo danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2020, Bộ Công Thương sẽ thực hiện cổ phần hóa (CPH) 02 doanh nghiệp (DN) 100% vốn Nhà nước thuộc Bộ. Tuy nhiên, vì khó khăn, vướng mắc cả về thể chế và thực tiễn tại từng DN nên tiến độ thực hiện chậm, đã có nhiều kiến nghị nhằm giải quyết dứt điểm những vướng mắc, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
Công tác cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2017-2020 đã thu được kết quả nhất định nhưng chưa đạt mục tiêu đề ra. Việc tháo gỡ các "điểm nghẽn" thông qua việc điều chỉnh chính sách được kỳ vọng sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn trong năm 2020.
Cổ phần hóa, thoái vốn có tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường chứng khoán, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Tuy nhiên, hiện nay tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, phê duyệt phương án cơ cấu lại chậm, không đạt được theo kế hoạch đã đề ra.
Liên quan đến quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước của Công ty Cổ phần Hanel và quá trình đăng ký cổ phần tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom có đúng với Nghị định Chính phủ hay không? Ngày 15/10/2019, Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Hanel đã có buổi trao đổi với Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập để làm rõ hơn về việc này.
Các công ty đang cung cấp dịch vụ công cộng như thoát nước, cây xanh, môi trường, quản lý công viên cũng sẽ được triển khai cổ phần hóa trong giai đoạn 2016 – 2020.
Ngọn cờ tiên phong cắt giảm lãi suất cho vay của một số ngân hàng lớn vào đầu tháng 8 vừa qua đã không được các ngân hàng khác hưởng ứng. Lãi suất cho vay (LSCV) không thể giảm mà có nguy cơ tăng.
Thời điểm này mà đánh giá công tác cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước chậm tiến độ là chưa thỏa đáng, kinh nghiệm cho thấy ba năm đầu thực hiện rất chậm song hai năm cuối đã diễn ra rất nhanh.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Theo đó, có 93 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020.
Nhà nước còn nắm tỷ lệ sở hữu lớn khiến DN Nhà nước (DNNN) khó thay đổi về chất sau cổ phần hóa (CPH) hay trong nhiều trường hợp, chậm CPH, thoái vốn cũng đồng nghĩa với khả năng gây thất thoát cho Nhà nước càng lớn…. Đó là ý kiến đã được các chuyên gia đưa ra tại cuộc Hội thảo về “Tái cơ cấu DNNN” diễn ra ngày 8/8/2019 tại Hà Nội.
Cổ phần hóa, thoái vốn chậm lâu nay đã trở thành điệp khúc quen thuộc mỗi khi nói về tiến trình này. Theo các chuyên gia, nếu như không có quyết tâm thực sự và cách làm đột phá, cổ phần hóa ngày càng "chậm dần đều".
Trước đây, Bộ GTVT từng được xem là bộ đi đầu trong cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ. Tuy nhiên, mới đây Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ GTVT đã có nhiều vi phạm, khuyết điểm, đề nghị phải thu hồi, xử lý cán bộ. Việc đó lại đặt lên vai Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể.
Theo đại diện Bộ Tài chính, một trong những nguyên nhân khiến tiến độ cổ phần hoá chậm là do doanh nghiệp muốn bán nhưng nhà đầu tư không mua, có doanh nghiệp có dư địa bán thì lại vướng mắc...