Báo cáo của Economist Intelligence Unit (EIU) nhận định Việt Nam nổi lên với điểm số thu hút vốn đầu tư nước ngoài hàng đầu tại châu Á, vượt qua Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,5% (so với cùng kỳ năm trước) trong quý 4/2020, nhờ đó đã tăng trưởng 2,9% trong năm 2020.
Theo Nikkei Asia, khi thế giới phải vật lộn với các ca nhiễm COVID-19 gia tăng thì Đài Loan, cùng với Việt Nam và Singapore đã thành công trong việc hạn chế sự lây nhiễm trong cộng đồng ở mức gần như bằng không.
Trong khi các nền kinh tế khác trong khu vực vẫn đang vật lộn để phục hồi từ đại dịch, Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dương ổn định. Quý 3/2020, tăng trưởng GDP của Việt Nam vẫn đạt mức 2,6%, đánh dấu mức tăng trưởng quý thứ 2 liên tiếp trong bối cảnh đại dịch.
Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Nhật Bản-Việt Nam ngày càng sâu sắc, mối quan hệ này được đánh giá có tiềm năng vô tận. Các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam mới đây kiến nghị Chính phủ tiếp tục đơn giản hóa thủ tục đầu tư kinh doanh; cải thiện hạ tầng điện, nước; hưởng ưu đãi thuế,...
Việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) vào chiều ngày 11/12/2020 vừa qua đã đánh dấu khởi đầu cho một giai đoạn mới trong quan hệ giữa hai nước đối với việc phát triển các lĩnh vực thương mại chủ chốt. FTA này không chỉ tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, mà còn hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Các doanh nghiệp có thể tiếp tục hưởng lợi từ việc giảm thuế nhập khẩu và xuất khẩu, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường dịch vụ và bảo hộ các sản phẩm chủ chốt của Việt Nam và Vương quốc Anh (UK).
Trang Financial Review cho hay, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy Việt Nam từng bước thay thế Trung Quốc để trở thành công xưởng của thế giới. Việt Nam được đánh giá là quốc gia kiểm soát rất tốt đại dịch, điều này càng làm tăng thêm sức hút đối với các doanh nghiệp đang tìm cách dịch chuyển chuỗi sản xuất.
Mặc dù quy mô dân số chỉ khoảng 9,3 triệu người và dung lượng thị trường không lớn, nhưng Israel đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam tại khu vực Trung Đông. Trong trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Israel, mặt hàng của hai nước thường không cạnh tranh mà bổ sung cho thị trường của nhau.
Mối quan hệ hữu nghị và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Oman thời gian qua đã chứng kiến sự tăng trưởng tích cực mạnh mẽ, nhất là về kim ngạch thương mại song phương. Hai nước đang trong quá trình đàm phán để hoàn tất các hiệp định khác nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.
Ngay sau Lễ khai mạc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì điều hành Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 với sự tham dự của Lãnh đạo các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tham dự và trình bày về tình hình dịch COVID-19 và ứng phó trên toàn cầu.
Nga tăng mạnh nhập khẩu từ thị trường Việt Nam, đạt 19 tấn, trị giá 71.000 USD, tăng 683,2% về lượng và tăng gần 356% về trị giá so với cùng kì năm 2019.
Nhu cầu sử dụng và tải các ứng dụng smartphone gia tăng mạnh mẽ. Việt Nam đứng thứ 6 Đông Nam Á về mức chi tiêu cho quảng cáo trên di động và chiếm tỷ trọng lớn nhất ngành Digital.
Giá vàng liên tục tăng giảm thất thường, có những phiên tiến nhanh rồi lại lui vội, khó đoán định, khiến giới đầu tư cẩn trọng hơn trong các giao dịch vàng thời điểm này.
Theo thông tin Tổng cục Hải quan vừa công bố, nửa đầu tháng 10, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt gần 25 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt 12,72 tỷ USD, nhập khẩu đạt 11,92 tỷ USD.