
Năm 2023 hơn 1.200 doanh nghiệp sẽ phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính
Hơn 1.200 doanh nghiệp thuộc các ngành công thương, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường sẽ phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính trước ngày 31/3/2023 nhằm đáp ứng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Theo quy định, các cơ sở thuộc 6 lĩnh vực gồm năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, các quá trình công nghiệp, nông - lâm nghiệp và sử dụng đất, chất thải sẽ phải cung cấp số liệu hoạt động, thông tin liên quan phục vụ kiểm kê khí nhà kính năm 2022.

Riêng đối với kỳ kiểm kê KNK lần đầu cho năm cơ sở 2022, Bộ quản lý lĩnh vực sẽ ban hành công văn hướng dẫn các cơ sở thuộc phạm vi quản lý thu thập và cung cấp các số liệu trước ngày 31/1/2023.
Từ năm 2024 trở đi, doanh nghiệp sẽ tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở, xây dựng báo cáo kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở định kỳ 2 năm một lần, gửi UBND cấp tỉnh để thẩm định để gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Doanh nghiệp cũng cần xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn 2026 - 2030. Từ năm 2027, doanh nghiệp sẽ phải gửi báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến bộ chủ quản và Bộ Tài nguyên và môi trường.
Về thẩm định, tại Việt Nam hiện nay, Trung tâm Phát triển carbon thấp thuộc Cục Biến đổi khí hậu là một trong những đơn vị đủ điều kiện thực hiện các hoạt động đo đạc, báo cáo và thẩm định kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Các phương pháp này đảm bảo tính chính xác, minh bạch trên cơ sở quy định của Liên hợp quốc và Việt Nam.
Doanh nghiệp giảm phát thải đều có cơ hội tham gia thị trường các-bon trong nước và thực hiện các dự án trao đổi tín dụng trong nước và quốc tế. Trên thế giới, đến nay đã có 46 quốc gia và 35 vùng lãnh thổ đã áp dụng các công cụ định định giá các-bon (trong đó có thị trường các-bon) với sự tham gia của hàng chục ngàn tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Nguồn thu năm 2020 lên khoảng 50 tỉ USD và đặc biệt đã quản lý được khoảng 13 tỉ tấn CO2, tương đương khoảng 23% tổng phát thải toàn cầu.

Mới đây, Bộ TN&MT phối hợp với Bộ Xây dựng đã tổ chức đợt tập huấn đầu tiên cho doanh nghiệp trong lĩnh vực xi măng về phương pháp kiểm kê, báo cáo. Ông Hà Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Phát triển các-bon thấp (Cục Biến đổi khí hậu, Bộ TN&MT) cho biết, thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, doanh nghiệp có lượng phát thải lớn sẽ phải cung nguyên tắc quan trọng nhất trong kiểm kê KNK là tính minh bạch, với các tài liệu chỉ rõ nguồn dữ liệu, các giả định, quy trình và phương pháp luận được sử dụng. Số liệu hoạt động cho từng hoạt động phát thải, hấp thụ KNK cấp cơ sở được căn cứ theo hướng dẫn của Nghị định thư toàn cầu về KNK và được quy định tại Thông tư quy định kỹ thuật theo lĩnh vực do Bộ quản lý lĩnh vực ban hành.
Theo khoản 1, Điều 6 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải KNK và bảo vệ tầng ô-dôn, các cơ sở phải kiểm kê KNK bao gồm cơ sở phát thải hằng năm ≥ 3.000 tấn CO2 tương đương; Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng tiêu thụ năng lượng ≥ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE); Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm ≥ 1,000 TOE; Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm ≥ 1.000 TOE; Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm ≥ 65.000 tấn.
Việt Nam dự kiến sẽ thí điểm vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon từ năm 2025 và vận hành chính thức từ năm 2028 nhằm kết nối, trao đổi tín chỉ các-bon trong nước với thị trường các-bon khu vực và thế giới.
D.A (T/H)
- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu ngành nông, lâm, thuỷ sản quý II đạt 14 tỷ USD
- Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm hàng loạt lãi suất điều hành
- Thủ tướng Phạm Minh Chính: 6 nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành ngân hàng
- Từ ngày mai (1/4), thuê bao chưa được chuẩn hóa thông tin sẽ bị khóa chiều gọi đi
- Thành phố Hà Nội thu hút 158,7 triệu USD vốn FDI trong quý I/2023
Cùng chuyên mục


Thống đốc NHNN: Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gặp khó không phải do ngân hàng

Tổng cục Thuế: Tổ chức Hội nghị hỗ trợ trực tuyến quyết toán thuế năm 2022

Phó Thủ tướng yêu cầu ban hành thông tư mới về đăng kiểm trước ngày 10/3

Hòa Bình: trên 2.800 học viên được đào tạo các ngành nghề du lịch, khách sạn, dịch vụ

Gia hạn điều tra rà soát nhà xuất khẩu mới áp dụng chống bán phá giá màng BOPP
-
Chuyên gia nói về GDP quý I tăng 3,32%, gần thấp nhất trong 13 năm
-
Sau đại dịch COVID-19: Doanh nghiệp khá lúng túng với yêu cầu mới của thị trường
-
Thay đổi chế độ visa cho khách du lịch: Điểm mở đầu tiên sẽ kéo theo nhiều điểm mở khác
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia