Năm 2022, Việt Nam chi 5,6 tỷ USD nhập khẩu thức ăn gia súc

22:05 20/01/2023

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, năm 2002 nhập khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu về Việt Nam đạt gần 5,6 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2021.

Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu nhiều nhất từ thị trường Achentina, chiếm 29,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt gần 1,67 tỷ USD, tăng nhẹ 1% so với năm 2021; trong đó riêng tháng 12/2022 đạt 176,34 triệu USD, tăng 15,3% so với tháng 11/2022 và tăng mạnh 83% so với tháng 12/2021.

Đứng thứ 2 là thị trường Brazil chiếm tỷ trọng 18,9%, đạt trên 1,06 tỷ USD, tăng 60,8% so với năm 2021; riêng tháng 12/2022 nhập khẩu từ thị trường này đạt 49,56 triệu USD, tiếp tục giảm 42,6% so với tháng 11/2022 và giảm mạnh 60% so với tháng 12/2021.
Tiếp đến thị trường Mỹ trong tháng 12/2022 nhập khẩu tăng mạnh trở lại, tăng 104,3% so với tháng 11/2022 và tăng 99,8% so với tháng 12/2021, đạt trên 128,69 triệu USD; cộng chung cả năm 2022 nhập khẩu từ thị trường này giảm 5,6% so với năm 2021; đạt 772,88 triệu USD, chiếm 13,8% trong tổng kim ngạch.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.
Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường EU trong năm 2022 tăng 25,8% so với năm 2021, đạt 501 triệu USD, chiếm 9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của cả nước; Nhập từ thị trường Đông Nam Á tăng 1,3%, đạt 366,94 triệu USD, chiếm 6,6%.
Nếu tính cả kim ngạch nhập khẩu dầu, mỡ, động thực vật trong năm đạt 1,64 tỷ USD, tăng gần 22% so với cùng kỳ năm ngoái, tổng chi ngoại tệ nhập 2 nhóm hàng này vọt lên 7,24 tỷ USD. Mức độ phụ thuộc nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu khoảng 70%. Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung nhập khẩu làm giá thức ăn chăn nuôi trong nước luôn ở mức cao.
P.V