
Năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng đạt mức 18% với quy mô 11,8 tỷ USD
Năm 2020, với tốc độ tăng trưởng 18% và quy mô đạt 11,8 tỷ USD, Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử 2 con số.

Các doanh nghiệp sản xuất nằm trong nhóm lớn nhất cả nước đều đưa thương mại điện tử vào chiến lược phát triển dài hạn và xây dựng kênh phân phối mới.
Đặc biệt, ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam 2020 đã ghi nhận 3,7 triệu đơn hàng được giao dịch trong 60 giờ, tăng gần 270% so với cùng kỳ.
Những tín hiệu tích cực trên đã giúp thương mại điện tử Việt Nam đạt kết quả tăng trưởng ấn tượng 18% với quy mô đạt 11,8 tỷ USD và là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng thương mại điện tử 2 con số.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết, theo tính toán của các tập đoàn lớn thế giới, với tốc độ tăng trưởng 29% trong cả giai đoạn 2020 - 2025, nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.
Để tạo môi trường phát triển lành mạnh, hỗ trợ thương mại điện tử phát triển, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho rằng cần tiếp tục rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành mới các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động ứng dụng thương mại điện tử.
TH
Cùng chuyên mục


Hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ có thể "giảm nhiệt" dần vào cuối năm

Shopee, Tiki, Lazada dự kiến vẫn phải nộp thuế thay người bán

Giá xăng dầu "kéo" cước dịch vụ vận tải giảm mạnh

Thép Hòa Phát: Sản xuất tăng 2% và tiêu thụ tăng 5%

8 tháng đầu năm 2022, Quảng Ngãi thu ngân sách đạt hơn 21.000 tỷ đồng
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản
-
Vì sao Nghị định 08 đã "cấp cứu" xong cho thị trường TPDN nhưng "căn bệnh" vẫn còn?