Mỹ và Nhật Bản đầu tư 4,5 tỷ USD vào cuộc đua 6G thế hệ mới cạnh tranh với Trung Quốc

19:25 18/04/2021

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã đồng ý đầu tư chung 4,5 tỷ đô la cho sự phát triển của nền tảng công nghệ thế hệ mới - được gọi là 6G.

Một kỹ sư đứng dưới ăng-ten 5G của trạm gốc tại trung tâm sản xuất Huawei ở Đông Quan, Trung Quốc. Nhật Bản và Mỹ đã hợp tác đầu tư vào công nghệ 6G. © Reuters

Một kỹ sư đứng dưới ăng-ten 5G của trạm gốc tại trung tâm sản xuất Huawei ở Đông Quan, Trung Quốc. Nhật Bản và Mỹ cũng tham gia cuộc đua bằng cách đã hợp tác đầu tư vào công nghệ 6G. Ảnh: Reuters.

Theo thông tin từ Nikkei Asia, hai nước sẽ đầu tư vào nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và triển khai các mạng an toàn và công nghệ thông tin cũng như truyền thông tiên tiến, thông tin này được công bố sau cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo tại Washington hôm thứ 15/4 

"Hoa Kỳ đã cam kết 2,5 tỷ đô la cho nỗ lực này, và Nhật Bản đã cam kết 2 tỷ đô la", Nikkei đưa tin

Lời kêu gọi về các mạng 5G "an toàn và mở", bao gồm cả việc thúc đẩy Hệ thống mạng truy cập vô tuyến mở (hay còn gọi là Open-RAN), điều này phản ánh ý định của các nhà lãnh đạo trong việc tạo ra một giải pháp thay thế cho mạng truyền thông do Trung Quốc dẫn đầu.

Open-RAN là một nền tảng mã nguồn mở, nơi các nhà khai thác mạng có thể kết hợp phần cứng từ các nhà cung cấp khác nhau mà không cần phải sở hữu toàn bộ hệ thống ăng-ten và trạm gốc.

Hiện tại, các công ty Trung Quốc như Huawei Technologies và ZTE nắm giữ khoảng 40% thị phần trạm gốc. Các công ty châu Âu như Eriksson và Nokia, cũng như Samsung Electronics của Hàn Quốc là những đối thủ nặng ký khác, cùng chiếm 90% thị phần. Doanh nghiệp Mỹ và Nhật Bản trong khi đó lại đang tụt hậu.

Về bằng sáng chế 5G, nhà lãnh đạo Mỹ Qualcomm sở hữu khoảng 10% - ngang bằng với Huawei - nhưng công ty hàng đầu của Nhật Bản NTT Docomo chỉ có khoảng 6%.

Ban lãnh đạo Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình đã tự tin sau khi bắt kịp các nước tiên tiến trong cuộc đua phát triển 5G. Bây giờ họ cũng đang xác định lặp lại thành công trong công nghệ thế hệ thứ 6. Kế hoạch 5 năm mới được thông qua tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, Quốc hội Trung Quốc, vào tháng 3 cũng bao gồm việc phát triển 6G.

Các quan chức chính phủ Nhật Bản than thở về sự khởi đầu muộn của đất nước trong cuộc đua 5G. "Ngay cả khi chúng tôi có công nghệ tốt hơn, chúng tôi cũng không thể chiến thắng trong cuộc đua giành thị phần", một quan chức cho biết. 

Để tránh mắc phải sai lầm tương tự, Tokyo quyết tâm tham gia trên trường quốc tế ngay từ trận ra quân ở 6G. Với mục tiêu nâng tỷ lệ bằng sáng chế của Nhật Bản lên 10%, một tổ chức liên kết giữa công nghiệp-chính phủ và học viện đã được thành lập vào cuối năm ngoái.

Nhật Bản tin rằng việc thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu sẽ rất quan trọng đối với sự phát triển của truyền thông thế hệ tiếp theo và do đó họ nhận thấy sự hợp tác với Hoa Kỳ có thể giúp đỡ trong vấn đề này. 

Một trong những mục tiêu được nêu trong thông tin là liên minh Mỹ-Nhật đang hướng tới tìm "một nước thứ ba" nhằm hợp tác thúc đẩy kết nối an toàn. Việc bổ sung các đối tác vào sáng kiến ​​do Mỹ-Nhật dẫn đầu sẽ giúp dễ dàng cạnh tranh với Trung Quốc để thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu.

Theo thông tin, mối liên minh giữa 2 nước cũng ủng hộ sự hợp tác trên các chuỗi cung ứng, bao gồm cả chất bán dẫn. Tại Nhật Bản, thông tin này đã đón nhận 2 luồng ý kiến. 

Một lãnh đạo của một nhà sản xuất chip hoan nghênh thông báo này, nói rằng nếu chính phủ chuẩn bị trợ cấp để tăng cường chuỗi cung ứng ở các nước có cùng mục tiêu, thì điều đó có thể làm giảm chi phí thiết lập các xưởng sản xuất tại Nhật Bản.

Nhưng một lãnh đạo tại một nhà sản xuất thiết bị sản xuất chip khác lại cho biết, "nếu Mỹ mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc, sẽ rất khó để phát triển hoạt động kinh doanh của chúng tôi tại Trung Quốc, đây vốn là thị trường lớn của các nhà sản xuất thiết bị Nhật Bản".

Yuichi Koshiba, giám đốc điều hành và đối tác của Boston Consulting Group ở Tokyo, cho biết sự can thiệp sâu rộng của chính phủ vào thị trường chip sẽ có tác động tiêu cực đến ngành. Ông nói: “Các chính phủ không nên cố gắng kiểm soát chuỗi cung ứng toàn cầu để phù hợp với lợi ích của quốc gia mình. 

Bảo Bảo (Theo Nikkei Asia)