
Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản đứng đầu danh sách các quốc gia nhập nông sản Việt trong 4 tháng đầu năm
Xuất khẩu nông lâm thủy sản trong 4 tháng đầu năm 2022 được Bộ NN&PTNT đánh giá tiếp tục tăng trưởng ấn tượng. Trong đó Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản mua nhiều nhất nông sản của Việt Nam.
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong tháng 4 xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 4,8 tỷ USD (tăng 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái).
Lũy kế 4 tháng đầu năm, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước gần 17,9 tỷ USD (tăng 15,6%). Trong đó, nhóm nông sản chính đạt trên 7,4 tỷ USD (tăng 10,5%); Lâm sản chính đạt gần 5,9 tỷ USD (tăng 4,9%); Thủy sản ước đạt gần 3,6 tỷ USD (tăng 43,7%); Chăn nuôi ước đạt 105,4 triệu USD (giảm 19%); Nhóm đầu vào sản xuất đạt khoảng 883 triệu USD (tăng 70,7%). Trong đó, xuất khẩu phân bón tăng tới gần 3 lần, đạt khoảng 439 triệu USD.

Kết quả của xuất khẩu nông lâm thủy sản trong 4 tháng đầu năm 2022 được Bộ NN&PTNT đánh giá tiếp tục tăng trưởng ấn tượng. Trong đó Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản mua nhiều nhất nông sản của Việt Nam.
Đáng chú ý, trong 4 tháng đầu năm, đã có 5 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD (cà phê, gạo, nhóm rau quả, tôm, sản phẩm gỗ). Trong đó, xuất khẩu cà phê đạt gần 1,7 tỷ USD (tăng 59,45); Tôm đạt trên 1,3 tỷ USD (tăng 38,6%); Gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 5,5 tỷ USD (tăng 4,5%); Gạo khoảng 1 tỷ USD, rau quả đạt 1,2 tỷ USD. Đặc biệt, dù chưa đạt mốc xuất khẩu tỷ USD, nhưng kim ngạch cá tra đạt 894 triệu USD (tăng 89,6%) là một kỳ tích xuất trong quý II này khi thị trường nhiều năm rớt giá.
Hiện, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các mặt hàng nông lâm thủy sản Việt Nam, đạt gần 4,9 tỷ USD (chiếm 27,3% thị phần). Thứ 2 là Trung Quốc với trên 3,2 tỷ USD (chiếm 18,1% thị phần); tiếp theo là Nhật Bản đạt gần 1,3 tỷ USD (chiếm 7,1%) và Hàn Quốc khoảng 822 triệu USD (chiếm 4,6%).
Về nhập khẩu, 4 tháng đầu năm, Việt Nam cũng nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản khoảng 13,9 tỷ USD (giảm 2,3%). Ghi nhận xuất siêu gần 4 tỷ USD, gấp 3,2 lần so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ NN&PTNT, trong thời gian tới Bộ này sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hợp tác song phương, đa phương, mở cửa thị trường... Cùng với đó tổ chức Đoàn giao thương, quảng bá chuỗi cung ứng trái cây, thủy sản tại Trung Quốc.
Đồng thời, tập trung đàm phán, hoàn thiện các thủ tục (đánh giá rủi ro, kiểm tra...) để thúc đẩy xuất khẩu xoài, thịt gà sang Hàn Quốc, bưởi, chanh ta sang Newzealand; Lông vũ, yến và sản phẩm từ yến, sữa và sản phẩm từ sữa sang Trung Quốc; Mật ong sang EU.
PV
- HoREA đề xuất kéo dài thêm kỳ hạn của trái phiếu đã phát hành công bố với nhà đầu tư
- Lượng khách quốc tế đến Việt Nam 9 tháng đầu năm tăng 4,7 lần so với cùng kỳ
- WB: Tốc độ tăng trưởng các nền kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương sẽ chậm lại
- Thống đốc báo cáo Quốc hội về tái cơ cấu ngân hàng và sở hữu chéo
- “Doanh nghiệp Việt Nam đang kinh doanh với lãi suất cao nhất thế giới”
Cùng chuyên mục


Mỹ gia hạn kết luận điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá gỗ dán từ Việt Nam

Việt Nam nhập siêu hơn 46 tỷ USD từ Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ả-rập Xê-út tổ chức diễn đàn doanh nghiệp tại tỉnh Al Kharj

Tại sao doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần đàm phán lại hợp đồng xuất khẩu gạo với Ấn Độ?

Năm 2022, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào ước tăng 20%
-
TS. Cấn Văn Lực: Thị trường bất động sản đang “khủng hoảng niềm tin”
-
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trên thị trường hàng hóa?
-
TS. Nguyễn Văn Đính: “Sức khỏe của doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang bị suy yếu”
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...