Liệu Trung Quốc có khả năng tự mình cứu lấy mình khỏi kinh tế trì trệ?

21:24 14/11/2021

Tăng trưởng GDP của Trung Quốc dự kiến sẽ chậm lại hơn nữa trong quý IV. Trong bối cảnh Covid-19 tái bùng phát, tình trạng thiếu điện thêm trầm trọng, giá nguyên liệu thô tăng cao và bất ổn ngành bất động sản tiếp tục đè nặng buộc các nhà hoạch định chính sách phải nỗ lực hơn để hỗ trợ nền kinh tế.

Tăng trưởng GDP của Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục chậm lại trong quý IV do COVID bùng phát, tình trạng thiếu điện, giá nguyên liệu thô tăng cao và bất ổn bất động sản.
Tăng trưởng GDP của Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục chậm lại trong quý IV do COVID bùng phát, tình trạng thiếu điện, giá nguyên liệu thô tăng cao và bất ổn bất động sản.. (Ảnh: internet) 

Các nhà phân tích cho rằng, chính phủ sẽ cần nới lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ trong khi vẫn phải đảm bảo rằng các biện pháp này không làm chệch hướng mục tiêu hạn chế lượng khí thải carbon cũng như nợ bất động sản của chính phủ.

Liệu tăng trưởng GDP có khả quan hơn?

Các nhà phân tích kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục ở mức vừa phải trong quý IV từ mức 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái trong giai đoạn tháng 7-9, mức suy yếu nhất trong năm. Ngân hàng HSBC PLC dự báo tăng trưởng cả năm là 4,6%, Macquarie Capital ước tính 4,2%, Nomura International (Hồng Kông) là 3% trong khi dự báo của Ngân hàng Đầu tư UBS thậm chí còn yếu hơn, ở mức 2,7%.

Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm trên 6% nhờ hoạt động nửa đầu năm đạt 18,3% so với cùng kỳ năm trước trong quý đầu tiên và 7,9% trong giai đoạn tháng 4 đến tháng 6. HSBC dự báo tăng trưởng GDP cả năm là 8,3%, Macquarie là 8,1%, Nomura ước tính 7,7% trong khi UBS dự báo 7,6%. Cho đến nay chính phủ Trung Quốc vẫn giữ vững lập trường về động lực phát triển kinh tế lâu dài, trong đó thể hiện rõ ràng chiến lược hiện tại và tăng trưởng chất lượng cao là lộ trình ưu tiên của nước này.

Liệu tình trạng thiếu điện sẽ giảm bớt?

Chính phủ đã thực hiện các biện pháp để ứng phó với tình trạng thiếu than và điện trầm trọng. Các quy định này bao gồm nới lỏng các quy định về sản xuất than, tăng nhập khẩu nhiên liệu, giảm đầu cơ và tích trữ, tăng giá điện các hộ tiêu thụ công nghiệp để các công ty sản xuất điện không bị thua lỗ. Tuy nhiên các biện pháp này cần nhiều thời gian để có tác động hiệu quả. Theo Wang Tao, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Ngân hàng Đầu tư UBS cho biết các phản ứng chính sách có thể sẽ chỉ giảm thiểu tình trạng thiếu hụt năng lượng và dẫn đến cắt giảm sản lượng, chứ không loại bỏ tận gốc vấn đề.

Wu Ge, nhà kinh tế trưởng tại Changjiang Securities chỉ ra rằng nhu cầu tiêu thụ điện của các hộ gia đình sẽ được ưu tiên để đảm bảo không bị ảnh hưởng trong những tháng mùa đông, do đó, lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều carbon có thể sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện và hạn chế sản xuất trong quý IV.

Tình trạng thiếu điện đã thúc đẩy chính phủ thay đổi hệ thống giá điện. Trung Quốc quyết định nâng giới hạn về số tiền các công ty phát điện có thể tính phí người dùng công nghiệp cao hơn giá chuẩn. Đối phó với nhập khẩu nhiên liệu tăng so với cùng kỳ trong năm tháng qua và tăng 96,3% trong tháng 10, chính phủ cho phép mở cửa trở lại các mỏ khai thác cũ, thúc đẩy sản xuất trong nước. Mặc dù vậy, State Grid Corp cảnh báo về tình trạng mất cân bằng giữa cung và cầu điện sẽ kéo dài đến mùa xuân.

Liệu đà xuất khẩu mạnh mẽ của Trung Quốc có thể kéo dài?

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên bị ảnh hưởng bởi đại dịch và cũng là khu vực chống dịch thành công tại châu Á nhờ biện pháp nghiêm ngặt của chính phủ. Không chỉ khôi phục hoạt động nội địa mà các nhà sản xuất nước này còn giành lấy thị phần từ những bên khác chịu tác động nặng nề do Covid-19 hoành hành. Trung Quốc cung cấp các thiết bị và vật tư y tế cần thiết để chống lại đại dịch, được hưởng lợi từ sự gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm gia đình như đồ nội thất và máy tính. Các yếu tố này kết hợp lại đã dẫn đến sự gia tăng xuất khẩu hàng hóa trong năm nay, với mức tăng 49% so với cùng kỳ năm trước tính theo đồng đô la trong quý đầu tiên và 33% trong 9 tháng tính đến tháng 9. Thặng dư thương mại đã tăng lên 427,5 tỷ USD trong chín tháng đầu năm 2021 từ mức 316,6 tỷ USD một năm trước đó, hỗ trợ tăng trưởng GDP. Xu hướng này tiếp tục diễn ra trong quý IV, xuất khẩu tăng 27,1% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 10 và thặng dư thương mại hàng tháng tăng lên mức kỷ lục 84,5 tỷ USD.

Một số nhà kinh tế cảnh báo rằng các con số xuất khẩu được biểu thị bằng đô la Mỹ đã phóng đại sức mạnh của doanh số bán hàng ra nước ngoài vì đây chỉ là số liệu trên danh nghĩa, không có ý nghĩa tác động đến giá cả. Giới phân tích tại Oxford Economics ước tính khối lượng xuất khẩu chỉ tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 10 và hiện có dấu hiệu chậm dần. Tương tự, các nhà kinh tế từ Nomura dự kiến chỉ số giá xuất khẩu tính bằng đô la Mỹ có thể đã tăng khoảng 20% ​​so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 10 sau khi tăng 19,5% vào tháng 9, cho thấy tăng trưởng xuất khẩu thực tế của Trung Quốc trong tháng 10 có thể chỉ ở mức khoảng 7%.

Liệu lĩnh vực bất động sản có thể phục hồi?

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, tốc độ tăng trưởng hoạt động mua bán, đầu tư, thu hồi đất hiện nay rất chậm chạp, thậm chí giảm trong vài tháng tới và tiếp diễn trong năm 2022. Niềm tin của người mua nhà đối với các nhà phát triển bất động sản, ngân hàng, đầu tư trái phiếu đã bị sói mòn, dẫn đến kéo dài thời gian phục hồi.

Bất động sản từng là động chính của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Toàn ngành chiếm từ % đến 20% GDP và có thể lên đến khoảng 25% thông qua cả hai kênh trực tiếp và gián tiếp. Do đó, hỗn loạn trên thị trường bất động sản bắt đầu tư quý III tác động tiêu cực đến nhu cầu trong nước. Theo UBS dự báo số lượng bất động sản xây mới và doanh số bán hàng giảm từ 15% trở lên trong quý IV và đầu tư bất động sản sẽ giảm hơn 5%.

Hầu hết các nhà phân tích không mong đợi nhiều vào các chính sách kích cầu và nới lỏng khi chính phủ tập trung vào khắc phục các vấn đề dài hạn như hạn chế rủi ro tài chính, giảm đòn bẩy vĩ mô và tiến bộ trong cắt giảm lượng khí thải carbon. Tuy nhiên, các sáng kiến tiền tệ và tài khóa vẫn là điều kiện cần để hồi phục kinh tế, chẳng hạn như giảm thuế doanh nghiệp, cho vay bổ sung đối với SME. Các nhà kinh tế Nomura kỳ vọng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có thể sử dụng các công cụ như MLF, hoạt động thị trường mở và vay mới nhằm duy trì các điều kiện thanh khoản phù hợp trong quý IV. Bất động sản là ngành đã có lịch sử nhiều năm phát triển, bén rễ ăn sâu vào nền móng kinh tế, chính phủ cần cân nhắc rủi ro về một cuộc suy thoái nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường.

Thục Anh