Thứ tư 23/10/2024 15:40
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Phòng chống rửa tiền

16/06/2022 10:06
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) nhằm xây dựng hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền; góp phần nâng
aa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, Luật Phòng, chống rửa tiền được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Qua quá trình hơn 8 năm triển khai thực hiện Luật Phòng, chống rửa tiền và các văn bản hướng dẫn thi hành, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật phòng, chống rửa tiền (PCRT) đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động PCRT.

Cụ thể, về đối tượng áp dụng của Luật PCRT, theo quy định hiện hành, đối tượng báo cáo của Luật PCRT bao gồm 2 nhóm: các tổ chức tài chính (FIs) và các tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính liên quan (DNFBPs). Tuy nhiên, hiện nay có một số hoạt động mới phát sinh như các hoạt động liên quan đến tài sản ảo, cung ứng dịch vụ trung gian kết nối người đi vay và người cho vay dựa trên nền tảng công nghệ... Khung pháp lý của các hoạt động này đang trong giai đoạn nghiên cứu, hoàn thiện, tuy nhiên trong trường hợp khung pháp lý về cấp phép, quản lý của các hoạt động này được ban hành thì quy định tại Luật PCRT hiện nay sẽ chưa bao quát được các hoạt động mới phát sinh này. Đây là các hoạt động có tiềm ẩn rủi ro về rửa tiền do các hoạt động này hầu hết được thực hiện trực tuyến nên các bên tham gia giao dịch có tính ẩn danh cao.

Luật PCRT hiện hành không có quy định về việc đánh giá rủi ro rửa tiền quốc gia, ngành và tại từng tổ chức; đồng thời, quy định về việc thực hiện các biện pháp PCRT trên cơ sở rủi ro của các đối tượng báo cáo tại Luật PCRT chưa đảm bảo tính đầy đủ, hợp lý.

Các quy định về việc phân tích, xử lý thông tin giao dịch đáng ngờ của Ngân hàng Nhà nước tại Luật PCRT hiện nay chưa được rõ ràng, chưa thể hiện rõ các quy trình nghiệp vụ cơ bản trong phân tích thông tin từ việc tiếp nhận thông tin, phân tích thông tin theo các quy trình nghiệp vụ và chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền. Ngoài ra, các quy định này cũng chưa bao quát hết các nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của đơn vị đầu mối thực hiện chức năng PCRT thuộc Ngân hàng Nhà nước như công tác giám sát, cảnh báo, trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước trong thực hiện công tác PCRT.

Theo tinh thần Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng sát với thực tiễn của đất nước và phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên là một trong những giải pháp được đặt ra.

Việc hoàn thiện quy định pháp luật về PCRT là một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy công tác phòng, chống rửa tiền nói riêng và phòng, chống tham nhũng nói chung phát triển và hoàn thiện, đặc biệt trong việc điều tra, truy tố và xét xử tội phạm về rửa tiền.

Đồng thời, tại Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2015 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 2112/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án "Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố" ban hành kèm theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 07/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất chỉnh sửa Luật PCRT phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Do đó, việc ban hành Luật PCRT (sửa đổi) là phù hợp với chủ trương của Đảng và quy định của Nhà nước, nhằm khắc phục những hạn chế nội tại trong các quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu và chuẩn mực quốc tế, qua đó nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác PCRT trong thời gian tới.

TH

Tin bài khác
Cần Thơ điều chỉnh chính sách bồi thường và tái định cư khi thu hồi đất

Cần Thơ điều chỉnh chính sách bồi thường và tái định cư khi thu hồi đất

UBND TP. Cần Thơ vừa công bố quy định mới về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố.
Thực thi các chính sách về thuế: Cơ hội cho doanh nghiệp

Thực thi các chính sách về thuế: Cơ hội cho doanh nghiệp

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Tổng cục Thuế Việt Nam đã ghi nhận kết quả khả quan về thu ngân sách và quản lý thuế.
Đề xuất tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc không thấp hơn 60 Km/h

Đề xuất tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc không thấp hơn 60 Km/h

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã công bố dự thảo thông tư mới quy định tốc độ cho xe cơ giới và xe máy chuyên dùng. Tốc độ trên đường cao tốc sẽ là 60 km/h.
Bộ Công an bãi bỏ quy định người dân được ghi âm, ghi hình Cảnh sát giao thông

Bộ Công an bãi bỏ quy định người dân được ghi âm, ghi hình Cảnh sát giao thông

Quy định người dân được giám sát Cảnh sát giao thông bằng thiết bị ghi âm, ghi hình được bãi bỏ theo Thông tư 46/2024/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 15/11.
Tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt đến ngành đồ uống có đường

Tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt đến ngành đồ uống có đường

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường đang trở thành chủ đề nóng được bàn luận rộng rãi.
Số hóa quy trình cấp Phiếu lý lịch tư pháp: Công dân thủ đô được hưởng lợi

Số hóa quy trình cấp Phiếu lý lịch tư pháp: Công dân thủ đô được hưởng lợi

Hà Nội thí điểm thành công cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID, đạt hiệu quả cao và được công dân thủ đô ủng hộ.
Đề xuất tăng 20% diện tích quảng cáo trên ấn phẩm tạp chí

Đề xuất tăng 20% diện tích quảng cáo trên ấn phẩm tạp chí

Đề xuất mới giúp cơ quan báo chí tăng nguồn thu khi Luật hiện hành quy định diện tích quảng cáo không được vượt quá 20% tổng diện tích một ấn phẩm tạp chí.
TP.Hồ Chí Minh áp dụng Bảng giá đất cũ: Hồ sơ đất đai được khơi thông

TP.Hồ Chí Minh áp dụng Bảng giá đất cũ: Hồ sơ đất đai được khơi thông

Chiều 21/9, TP. Hồ Chí Minh chấp thuận việc áp dụng Bảng giá đất hiện hành để giải quyết nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai. Gần 9.000 hồ sơ sẽ được khơi thông.
Luật Đất đai 2024: Ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp Bất động sản

Luật Đất đai 2024: Ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp Bất động sản

Luật Đất đai 2024 được Quốc hội Việt Nam thông qua với mục tiêu cập nhật và hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến quản lý, giao dịch và phát triển bất động sản.
Đề xuất lương Tổng Giám đốc không quá 10 lần mức lương bình quân của lao động

Đề xuất lương Tổng Giám đốc không quá 10 lần mức lương bình quân của lao động

Trong dự thảo mới nhất, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất giới hạn mức lương của Tổng Giám đốc, Giám đốc căn cứ vào mức lương của người lao động.
Bà Rịa - Vũng Tàu công bố bảng giá đất mới áp dụng đến hết năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu công bố bảng giá đất mới áp dụng đến hết năm 2024

Bảng giá đất mới của Bà Rịa - Vũng Tàu được điều chỉnh tăng đáng kể, thu hút nhiều ý kiến của dư luận về sự phù hợp và tác động đến thị trường.
Giao dịch nhà ở xã hội đã được cởi nút thắt

Giao dịch nhà ở xã hội đã được cởi nút thắt

Luật Nhà ở 2023 cho phép chủ sở hữu bán lại nhà ở xã hội mà không phải “qua ải” của đơn vị quản lý, nhưng dễ bán liệu có dễ đầu cơ?
Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi): Các địa phương đánh giá cao quy định phân cấp, phân quyền

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi): Các địa phương đánh giá cao quy định phân cấp, phân quyền

Ngày 9/9/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) với sự tham gia của đại diện các tỉnh, thành phố thuộc hai Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, cùng Vùng Tây Nguyên.
Giá đất nông nghiệp tại HCM dự kiến “tăng sốc”: Cơ hội cho ai?

Giá đất nông nghiệp tại HCM dự kiến “tăng sốc”: Cơ hội cho ai?

TP. Hồ Chí Minh đang trong quá trình lấy ý kiến về bảng giá đất điều chỉnh, với dự báo về sự gia tăng mạnh mẽ của giá đất nông nghiệp so với đất ở, trong bối cảnh nhiều người dân có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Khơi thông điểm nghẽn về vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Khơi thông điểm nghẽn về vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Mặc dù nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Chính phủ và ưu tiên hỗ trợ tài chính từ ngành Ngân hàng, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) vẫn đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt vốn để phát triển sản xuất kinh doanh.
Đọc thêm