Kỳ lân Fintech ở Hồng Kông bắt tay với tổ chức dịch vụ tài chính Allianz xâm chiếm thị trường Đông Nam Á

16:17 08/03/2021

Công ty công nghệ tài chính (Fintech) ở Hồng Kông - WeLab đã hợp tác với đơn vị đầu tư kỹ thuật số thuộc Tập đoàn Allianz của Đức, nhằm mở rộng dịch vụ ở Đông Nam Á.

Kỳ lân Hong Kong mới đây thông báo rằng họ đã hoàn thành vòng gọi vốn mới nhất, do nhà đầu tư mới Allianz X dẫn đầu với 75 triệu đô la. Các nhà đầu tư trong công ty khởi nghiệp fintech cũng tham gia vòng này, nhưng WeLab từ chối nêu tên họ. Vòng tài trợ cuối cùng dự kiến ​​sẽ kết thúc trong những tháng tới.

Simon Loong, người sáng lập và Giám đốc điều hành của WeLab. Ảnh: Nikkei Asia
Simon Loong, người sáng lập và Giám đốc điều hành của WeLab. Ảnh: Nikkei Asia.

WeLab cũng cho biết họ đang tham gia "hợp tác chiến lược" với một đơn vị khác của công ty dịch vụ tài chính Đức, hứa hẹn sẽ cung cấp nền tảng dịch vụ tài chính và quản lý tiền điện tử ở phía nam Trung Quốc.

Simon Loong, người sáng lập và Giám đốc điều hành của WeLab, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia rằng: "Trong cam kết quan hệ đối tác chiến lược với Allianz X và WeLab, cả hai bên đều đặt mục tiêu mở rộng kinh doanh ở khu vực Đông Nam Á trong năm nay. Họ dự dịnh mở rộng hoạt động kinh doanh sang Indonesia hoặc các thị trường lân cận như Việt Nam, Thái Lan và Philippines.

Anh nói: “Chúng tôi nhận thấy rằng nững thị trường này có tiềm năng lớn bởi một phần lớn dân số vẫn chưa dùng ngân ngân hàng. Họ có 400 triệu người dùng internet nhưng 70% trong số đó không dùng ngân hàng hoặc dùng ngân hàng nhưng chưa có mục đích cụ thể" 

Sau khi bắt đầu hợp tác với Allianz, WeLab năm nay có kế hoạch bổ sung khoảng 100 nhân viên từ 900 nhân viên hiện tại.

Loong nói rằng khả năng mở rộng của họ trong khu vực bao gồm triển khai các doanh nghiệp ngân hàng ảo mới hoặc cung cấp công nghệ số hóa của WeLab cho các công ty. Trong quá trình mở rộng Đông Nam Á, công ty sẽ tập trung vào lĩnh vực tư vấn tài sản và dịch vụ "mua ngay, trả sau" cho các cá nhân.

Vòng tài trợ mới nhất đã nâng tổng số tiền tài trợ của WeLab lên hơn 600 triệu đô la kể từ khi nó được thành lập vào năm 2013, nhưng công ty từ chối tiết lộ định giá của mình. Trước khoản đầu tư mới nhất, CB Insights đã định giá công ty hơn 1 tỷ USD, biến công ty Hồng Kông trở thành một con kỳ lân.

Những người ủng hộ nó bao gồm Ngân hàng Xây dựng Quốc tế Trung Quốc, Tập đoàn Tài chính Quốc tế, quỹ tài sản quốc gia Malaysia Khazanah Nasional, Tập đoàn TOM của CK Hutchison và Sequoia Capital.

WeLab vận hành các dịch vụ tài chính trực tuyến, bao gồm ngân hàng kỹ thuật số và tài chính tiêu dùng ở Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Indonesia cho gần 50 triệu khách hàng. Nó cũng phục vụ hơn 600 doanh nghiệp.

Tháng 7 năm ngoái, công ty đã ra mắt WeLab Bank - ngân hàng ảo cây nhà lá vườn duy nhất ở Hồng Kông, cung cấp dịch vụ gửi tiền có kỳ hạn và thẻ ghi nợ không số cho người dân địa phương.

Loong từ chối tiết lộ tổng số khách hàng và số tiền gửi của Ngân hàng WeLab, nhưng ông cho biết ngân hàng kỹ thuật số đã tăng thêm 150% tài khoản trong quý 4 năm 2020 so với quý trước. Nó hy vọng sẽ hòa vốn trong 3-5 năm.

Hồng Kông đang dẫn đầu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về phí ngân hàng ảo. Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông đã cấp phép cho 8 ngân hàng ảo vào năm 2019, tất cả đều ra mắt vào năm ngoái.

Ở Đông Nam Á, Singapore đã trao bốn giấy phép ngân hàng kỹ thuật số vào tháng 12 vừa qua, trong khi Malaysia đã nhận được hơn 40 đơn đăng ký cho năm giấy phép sẽ được cấp vào năm tới. Các quốc gia khác, bao gồm cả Thái Lan, cũng đang xem xét việc cấp giấy phép.

Loong cho biết ngoài các ngân hàng truyền thống, ngày càng nhiều tập đoàn, công ty lớn và cơ quan quản lý ở Đông Nam Á đã tiếp cận WeLab để tìm kiếm cơ hội hợp tác hoặc hỏi về kinh nghiệm của họ trong lĩnh vực ngân hàng ảo.

Ông cho biết Hồng Kông là một "nơi thí điểm tuyệt vời" cho hoạt động kinh doanh ngân hàng kỹ thuật số của Welab, vì thành phố này có lượng dân số tương đối ít và hệ thống cơ quan quản lý rất đáng tin cậy. "Với những kinh nghiệm thì việc thí điểm đó, việc sang các thị trường khác sẽ dễ dàng hơn", Loong chia sẻ.

WeLab cũng cho biết mới đây rằng họ đang nhắm mục tiêu các cơ hội quản lý tài chính ở cả Macao và một số thành phố ở tỉnh Quảng Đông, khu vực với hơn 70 triệu dân.

Hợp tác với Allianz Global Investors, WeLab cho biết họ đặt mục tiêu triển khai dịch vụ quản lý tài sản cho ứng dụng di động của mình tại Hồng Kông trong năm nay. Dịch vụ sẽ đưa ra các gợi ý về việc xây dựng danh mục đầu tư và kế hoạch đầu tư tự động, cũng như thường xuyên xem xét các mục tiêu đầu tư của khách hàng.

Loong hy vọng dịch vụ mà anh mang tới sẽ nhanh chóng được khách hàng ở những thị trường mới  nhanh chóng đón nhận. 

Các ngân hàng số tại Hồng Kông có xu hướng đưa ra mức lãi suất hấp dẫn cho những tài khoản đăng ký trong năm đầu tiên nhằm thu hút khách hàng. Thế nhưng hiện nay họ đang dần cắt giảm mức lãi suất "béo bở" đó sau một thời gian tham gia cuộc đua "đố tiền mặt" bằng hàng loạt khuyến mãi. 

Các ngân hàng đang chuyển sang giai đoạn tiếp theo để xem cách họ có thể giữ chân khách hàng, tạo ra các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao hơn và mở rộng thị trường.

KPMG cho biết trong một báo cáo vào tháng trước, các công ty Fintech ở châu Á - Thái Bình Dương đã thu hút 11,6 tỷ USD từ các nhà đầu tư mạo hiểm, cổ phần tư nhân và từ việc mua bán sáp nhập, giảm từ 16,8 tỷ USD so với năm 2019, Điều này được cho là do đại dịch dẫn đến sự sụt giảm đầu tư vào các thị trường mới nổi. chẳng hạn như Đông Nam Á.

KMPG cũng lưu ý rằng khi thị trường công nghệ của Hồng Kông phát triển mạnh mẽ trong năm 2020, các kỳ lân fintech đang ngày càng cân nhắc đến việc niêm yết cổ phiếu ra công chúng.

Khi được hỏi liệu WeLab có xem xét IPO ở Hồng Kông hay không, Loong nói: "Đó luôn là điều trong tâm trí tôi."

Bảo Bảo (Theo Nikkei Asia)