
Kiên Giang: Chủ động ứng phó thiên tai giai đoạn chuyển mùa
Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Kiên Giang đề nghị các địa phương phải bố trí lực lượng xung kích, vật tư phương tiện tại chỗ để kịp thời ứng phó, khắc phục.
Theo nhận định của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong thời gian chuyển mùa từ tháng 4 đến tháng 6/2021 và đặc biệt là trong 10 ngày tới, ở khắp các khu vực trên cả nước có khả năng xuất hiện hiện tượng thời tiết nguy hiểm như mưa dông kèm theo lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Theo đó, BCH Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh đề nghị thành viên là BCH Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự các huyện, thành phố triển khai một số nội dung để chủ động ứng phó với hiện tượng thời tiết trên. Cụ thể, Đài Khí tượng Thủy văn Kiên Giang theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp, chính quyền, nhân dân chủ động phòng tránh hiện tượng mưa dông kèm theo lốc, sét và gió giật mạnh xảy ra trên địa bàn tỉnh. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Đài Phát thanh và Tuyền hình Kiên Giang, Báo Kiên Giang tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn nhân dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó mưa dông kèm lốc, sét và gió giật mạnh như: gia cố, bảo vệ mái nhà dùng vật liệu dễ bị tốc, vỡ; che chắn bảo vệ rau màu, cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương để giảm thiểu thiệt hại do mưa dông kèm lốc, sét và gió giật mạnh gây ra.
BCH Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự các huyện, thành phố cần tổ chức kiểm tra rà soát an toàn nơi ở của người dân, sẵn sàng các phương án để chủ động ứng phó khi có tình huống, đặc biệt là bố trí lực lượng xung kích, vật tư phương tiện tại chỗ để triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân dân và tổ chức khắc phục hậu quả được nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Tuyên truyền, vận động nhân dân chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cành cây gần nhà, các tuyên đường có khả năng đổ ngã nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại về người và tài sản có thể xảy ra. Phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, chống thiên tai theo phương châm “chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”. Thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến thiên tai, thời tiết để tổng hợp, báo cáo về Văn phòng thường trực BCH Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh để tham mưu UBND tỉnh, BCH Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh kịp thời xử lý các tình huống thiên tai gây ra.
Trần Hà
Cùng chuyên mục


Quan hệ Việt Nam - Hòa Kỳ: Vì sự phát triển và thịnh vượng chung

Chủ tịch Quốc hội: Doanh nghiệp Việt Nam - Bulgaria nên thành lập các mô hình liên doanh để đầu tư
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Việt Nam ưu tiên phát triển GTVT xanh và bền vững

Đề xuất lùi thời điểm trình phương án tăng lương tối thiểu năm 2024

Tạo mọi điều kiện để các nhà đầu tư Brazil ở lại Việt Nam lâu dài
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...
-
6 rào cản tiêu biểu của doanh nghiệp Việt Nam
-
Chăm sóc sức khỏe là khoản đầu tư có giá trị xã hội cao nhất
-
Chính sách khơi thông: Doanh nghiệp Việt Nam cần "sống động trở lại"