Khuyến nông tỉnh Bắc Giang: Những kết quả nổi bật và định hướng phát triển trong giai đoạn mới
- Nhịp cầu giao thương
- 14:41 01/03/2021
DNHN - Hoạt động khuyến nông tỉnh Bắc Giang trong những năm qua đã phát huy tác dụng rõ nét đối với các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trong sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Năm 2020 cũng là năm Đại dịch Covid – 19 gây ra nhiều khó khăn, giá các mặt hàng nông sản thấp và sức tiêu thụ chậm ảnh hưởng đến đầu tư của người dân, cơ chế chính sách khuyến nông chưa thay đổi kịp thời, mức hỗ trợ thấp. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, hoạt động khuyến nông tỉnh Bắc Giang đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, từng bước khẳng định vai trò, vị thế trong việc thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, duy trì việc làm, nâng cao đời sống cho một bộ phận lao động nông thôn, ổn định tình hình kinh tế- xã hội, an ninh trật tự tại địa phương, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Trong trồng trọt, lâm nghiệp, đã tập trung xây dựng các mô hình trình diễn để đưa giống mới, kỹ thuật mới, khai thác tiềm năng, lợi thế nhằm phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người dân. Như mô hình liên kết sản xuất lúa hữu cơ bằng giống mới, chất lượng cao trên địa bàn trọng điểm sản xuất lúa hàng hóa tại huyện Việt Yên và Yên Dũng; mô hình trồng ba kích, nấm lim xanh dưới tán rừng tại huyện Sơn Động giúp bà con tận dụng đất rừng để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, từ đó góp phần giữ và bảo vệ rừng tự nhiên.

Đặc biệt, các mô hình sản xuất vải hữu cơ trên giống vải chín sớm tại huyện Tân Yên và giống chính vụ tại huyện Lục Ngạn đã góp phần giúp các hộ sản xuất nắm bắt quy trình sản xuất vải hữu cơ, nâng cao chất lượng sản phẩm, thể hiện vai trò của chương trình khuyến nông tạo nên các sản phẩm vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật, Mỹ,… Mô hình tưới tiết kiệm chủ động và sử dụng phân bón hữu cơ cho cây cam, bưởi, tại xã Bình Sơn, huyện Lục Nam giúp nông dân chủ động trong việc quản lý, chăm sóc nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nước.
Về chăn nuôi, các mô hình triển khai được người dân tiếp thu và đánh giá cao. Mô hình nuôi ong nội theo hướng VietGap tại xã Sơn Hải, huyện Lục Ngạn và xã Bình Sơn, huyện Lục Nam, ngoài nâng cao chất lượng mật ong, nâng cao giá trị sản phẩm, còn khai thác lợi thế sản phẩm từ rừng, hỗ trợ thụ phấn tích cực cho cây ăn quả, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây ăn quả. Đặc biệt là việc thực hiện chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ, theo đó từ năm 2016 đến năm 2020 thực hiện được gần 40.000 liều tinh, phối giống cho 33.360 con bò của 31.000 hộ nông dân trên địa bàn toàn tỉnh, khoảng 27.500 con bê lai được sinh ra đem lại giá trị tăng thêm tối thiểu là 6 triệu đồng/con.
Về thủy sản, mô hình liên kết nuôi cá rô phi thâm canh ứng dụng công nghệ biofloc gắn với tiêu thụ sản phẩm tại thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên được đánh giá hiệu quả nổi trội hơn hẳn phương pháp nuôi truyền thống. Ứng dụng công nghệ biofloc nuôi cá rô phi thâm canh hạn chế ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế, phù hợp với những diện tích ít có điều kiện thay nước trong quá trình nuôi. Mô hình giúp tạo sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm... góp phần cải thiện sức khỏe cho con người, từng bước hình thành nghề nuôi thủy sản bền vững.
Năm 2021, Khuyến nông Bắc Giang xác định nhiệm vụ trọng tâm khuyến khích, hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới (quy trình canh tác theo tiêu chuẩn GAP; quy trình quản lý cây trồng tổng hợp; các giống cây trồng mới…) vào sản xuất; Nâng cao thu nhập cho nông dân thông qua một số mô hình liên kết hiệu quả theo chuỗi giá trị sản phẩm đối với cây trồng chủ lực để nhân rộng; Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái và phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng tiểu vùng khí hậu trong tỉnh.
Ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống, quy trình kỹ thuật và sản xuất kinh doanh để phát triển và quản lý rừng bền vững theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng rừng nhằm tăng thu nhập cho người trồng rừng, kinh doanh và dịch vụ, góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới, quy trình quản lý tiên tiến, mô hình liên kết trong chăn nuôi nhằm nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm chăn nuôi, đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm phát thải khí nhà kính và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nâng cao nhận thức của người chăn nuôi trong việc thực hiện vệ sinh thú y và phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng, khai thác nhằm tăng năng suất, sản lượng, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh về diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Khai thác sử dụng mặt nước hồ chứa, sông ngòi hiệu quả và hợp lý.
P.V
Tin liên quan
Đọc thêm Nhịp cầu giao thương
Thúc đẩy giao thương trực tuyến cho doanh nghiệp hai nước Việt - Hàn
Tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam lần thứ 30 (Vietnam EXPO 2021), ông Lee Jong Seob - Chủ tịch Cơ quan Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) Khu vực Đông Nam Á & châu Đại Dương kiêm Tổng giám đốc KOTRA tại Hà Nội đã chia sẻ với báo chí về hoạt động thương mại của doanh nghiệp hai nước Việt Nam-Hàn Quốc.
Ô tô Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam tăng 6 lần so với quí 1 năm trước
Giá thành rẻ, mẫu mã đẹp, dự kiến trong thời gian tới, ô tô Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng ở Việt Nam khi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được các quốc gia phê chuẩn và có hiệu lực.
Doanh nghiệp Việt – Mỹ bắt tay nâng cấp hạ tầng hàng không
Chính phủ Mỹ đã tổ chức hội thảo trực tuyến tại TP.HCM nhằm thúc đẩy hợp tác Mỹ - Việt Nam trong việc phát triển hạ tầng hàng không Việt Nam.
Thị trường Australia rộng mở với doanh nghiệp chè Việt Nam
Còn rất nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu chè sang thị trường Australia. Tuy nhiên, Việt Nam mới chỉ cung cấp một lượng rất nhỏ chè cho thị trường này.
Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nhật Bản tăng mạnh
Hai tháng đầu năm 2021, Nhật Bản tiếp tục tăng nhập khẩu hạt tiêu từ thị trường Việt Nam từ 19,3% lên 28,12%.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh tiếp Đại sứ Phần Lan và nhiều doanh nghiệp
Trong chuyến thăm và làm việc tại Quảng Ninh lần này, thành phần của đoàn công tác còn có sự tham gia của các doanh nghiệp Phần Lan đang đầu tư tại Việt Nam, với mong muốn được tìm hiểu nhu cầu và ưu tiên phát triển địa phương. Chuyến thăm Quảng Ninh sẽ là cầu nối, thúc đẩy sự hợp tác giữa các nhà đầu tư Phần Lan và Quảng Ninh trong thời gian tới, góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa Phần Lan và Việt Nam.
Xu hướng đầu tư mới của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam
Sự quan tâm của người Việt Nam đến thực phẩm Nhật ngày càng cao và thị trường Việt Nam đang được nhiều doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng.
Đầu tư của Singapore vào Việt Nam tiếp tục tăng
Trong năm 2020, Singapore đã vượt lên là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với gần 9 tỷ đô la, chiếm 31,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ tăng trưởng mạnh mẽ
Những tháng đầu năm 2021, thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục tăng tưởng mạnh mẽ, với những kết quả đáng ghi nhận. Nếu tiếp tục giữ được đà tăng trưởng như hiện tại, thương mại song phương giữa hai nước sẽ đạt hơn 13 tỷ USD trong năm nay.
Top 10 sản phẩm nhập khẩu lớn của Anh
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) có hiệu lực chính thức từ ngày 1/5/2021, liệu những ngành hàng nào của Việt Nam có khả năng tận dụng xuất khẩu sang thị trường này?